70 năm làm cho Hà Nội thành một Thủ đô phồn thịnh

Hôm nay, 10/10, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, hàng nghìn đại biểu hội tụ, kỷ niệm ngày đoàn quân tiến về Thủ đô trong buổi sáng thu 70 năm trước.

Tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tin tưởng: Nhất định Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sẽ thực hiện thắng lợi căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sớm xây dựng Hà Nội xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Kỷ nguyên mới ấy đang bắt đầu từ lòng dân, cùng hướng về Thủ đô, về đất nước.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng có đoạn viết: “Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh…”.

Đối với nhiều cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia tiếp quản Thủ đô năm xưa, thời khắc lịch sử hào hùng luôn hiện hữu, âm vang. Ông Nguyễn Thụ, nguyên cán bộ Đại đoàn 308 – Đại đoàn quân tiên phong, cho biết: "Thấy đất nước phát triển, Thủ đô phát triển tôi bất ngờ lắm, nhưng kèm đó là nỗi nhớ thương những người chiến sĩ năm xưa, nhất là những chiến sĩ đầu tiên của trung đoàn Thủ đô chiến đấu 60 ngày đêm. Trung đội tôi là hy sinh hết, chỉ còn 4 người. Do đó, bên này niềm vui thì đó là sự nhớ nhung các chiến sĩ đã nằm xuống, có sự hy sinh như vậy thì chúng ta mới có ngày hôm nay".

Để có cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay, các thế hệ đi trước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, hy sinh xương máu để giành được độc lập, tự do. Trong không gian buổi lễ trọng đại sáng 10/10, sự biết ơn càng như nhân lên gấp bội.

Hà Nội hôm nay rộng hơn, vươn cao hơn, vẫn là nơi tài hoa tụ hội, tiếp tục hội tụ và tỏa sáng, dòng chảy văn hóa Thăng Long vẫn lặng lẽ kết tinh. Hà Nội mang khát vọng rồng bay từ nền tảng văn hiến nghìn năm, quyết tâm xây dựng tâm thế, dáng vóc mới của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, ngang tầm khu vực.

Nhìn lại những giá trị lịch sử, tự hào về chặng đường đã qua, để thêm nỗ lực, trách nhiệm, chung sức đồng lòng cống hiến nhiều hơn, viết tiếp những trang sử hào hùng, cho Thủ đô càng thêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với những công lao và sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước đã không ngừng bồi đắp để có một “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến”, một “Thủ đô Anh hùng”, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình” trong lòng mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị xanh, thành phố thông minh, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Chiều 10/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Hoàng Mai.

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô nước Việt có lịch sử cả nghìn năm, từng nhiều lần bị đội quân xâm lược ngoại bang chiếm đóng. Như một tất yếu của lịch sử, mọi đội quân xâm lược, sớm hay muộn đều bị quân dân ta đánh cho tan tác ngay trên đất Thủ đô.