87% diện tích lúa xuân của Hà Nội đã có nước

Các công ty thuỷ lợi cũng phải chịu trách nhiệm đối với những diện tích phụ trách, đã nhận đặt hàng thì phải đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Thành phố trong sáng nay, cùng Đoàn công tác của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, kiểm tra công tác lấy nước phục vụ sản xuất vụ lúa xuân năm 2024, đợt 2 tại Hà Nội.

Trực tiếp kiểm tra Trạm bơm dã chiến Phú Xa, tại Thị xã Sơn Tây và trạm bơm Trung Hà, trên địa bàn huyện Ba Vì, Đoàn công tác đã đánh giá cao việc triển khai chống hạn vụ Xuân 2024 của Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh, đây là 1 trong những năm công tác chống hạn của thành phố được thực hiện bài bản, khoa học, sáng tạo, có nhiều điểm mới và hiệu quả nhất. Để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ Xuân, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị cùng với tập trung lấy nước, Hà Nội cần tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con xuống đồng, làm đất; phấn đấu hoàn thành gieo cấy xong toàn bộ diện tích trong tuần này.

Trong 2 ngày lấy nước đợt 2, từ 0h ngày 18/2 đến 15h hôm nay, gần 80.000ha gieo cấy lúa Xuân đã có nước đạt 87%. Theo kế hoạch, đến ngày 22/2, khi kết thúc đợt 2 lấy nước vụ Xuân, toàn Thành phố sẽ cấp đủ nước cho khoảng 93% tổng diện tích; còn lại 7% diện tích ở các địa phương có tập quán canh tác muộn như Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, sẽ tích trữ để bảo đảm sẵn sàng bơm phục vụ bà con.

Phó chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu; các địa phương cần phối hợp với Công ty khai thác công trình thủy lợi, tranh thủ các kỳ triều cường và các nguồn nước sẵn có khác để cấp nước khi điều kiện cho phép. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con xuống đồng sản xuất, thực hiện lấy nước đến đâu, làm đất, gieo cấy đến đó, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước và phấn đấu cấy hết diện tích, trong khung thời vụ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.