ADB nâng dự báo tăng trưởng khu vực châu Á

Các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 4,9% trong năm nay, nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, xuất khẩu chất bán dẫn cải thiện và du lịch phục hồi.

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố mới đây, mức tăng trưởng  sẽ mạnh hơn ở Nam và Đông Nam Á, nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong khu vực, với mức tăng trưởng 7% trong năm 2024 và 7,2% trong năm 2025. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4,8% trong năm nay và 4,5% vào năm tiếp theo.

ADB nâng dự báo tăng trưởng khu vực châu Á

Tuy nhiên, ADB cảnh báo  về những thách thức kéo dài như căng thẳng địa chính trị có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng. ADB cũng dự báo lạm phát khu vực sẽ giảm xuống 3,2% trong năm nay và giảm thêm xuống 3% vào năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, có hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước.

Trong 4 tháng qua, tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI đăng ký vào Việt Nam bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 4, CPI tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, thông tin được nêu trong báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố hôm nay.

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% trong năm 2024 này và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025. Đây là nhận định của nhiều tổ chức quốc tế về nền kinh tế Việt Nam.

Giá vàng trong những ngày lễ không biến động nhiều, vẫn giữ ở ngưỡng trên 85 triệu đồng/lượng bán ra.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, là cơ sở nền tảng tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp Thủ đô chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.