Ai Cập đối mặt với khủng hoảng kinh tế

Nền kinh tế Ai Cập đang phải đối mặt nhiều thách thức khi nước này trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài, thâm hụt ngân sách lớn và lạm phát cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Để giảm bớt khó khăn cho người dân dịp tháng lễ Ramadan, chính phủ nước này đã tiến hành trợ giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu, đồng thời tăng mức lương tối thiểu hàng tháng thêm 50% bắt đầu từ tháng 3 này.

Dữ liệu từ cơ quan thống kê Ai Cập cho thấy lạm phát giá tiêu dùng ở thành thị hàng năm của Ai Cập đã tăng từ mức 29,8% trong tháng 1 lên 35,7% trong tháng 2, chủ yếu do giá thực phẩm và đồ uống tăng. Tuy nhiên, những ngày qua, đông đảo người dân Ai Cập đổ về các chợ hàng hóa nơi bày bán các sản phẩm do chính phủ trợ cấp, để mua sắm mà không còn phải lo bài toán chi phí sinh hoạt.

Tại chợ Ahlan Ramadan, từ các loại thực phẩm thiết yếu như gạo, đường và dầu ăn cho đến các mặt hàng chủ lực truyền thống của tháng Ramadan như chà là, giá cả đều phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi người.

Lạm phát giá tiêu dùng ở thành thị hàng năm của Ai Cập đã tăng từ mức 29,8% trong tháng 1 lên 35,7% trong tháng 2, chủ yếu do giá thực phẩm và đồ uống tăng

Ông Mohamed El-Sayed, người dân Ai Cập cho biết: "5 kg khoai tây ở các chợ này trị giá 30 bảng Ai Cập, trong khi ở các chợ khác, 1 kg được bán với giá 15 hoặc 18 bảng Ai Cập. Ngoài ra, chai dầu 1,5 lít ở đây có giá 145 bảng Ai Cập trong khi ở những nơi khác, nó được bán với giá 170 hoặc 180 bảng Ai Cập, có một sự khác biệt lớn."

Cùng với việc trợ cấp giá hàng hóa, chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi cũng triển khai "gói hỗ trợ xã hội khẩn cấp" mới, trong đó bao gồm mức "tăng lương định kỳ" cho người lao động trong khu vực công từ 10-15%. Các khoản trợ cấp phúc lợi xã hội cho trẻ mồ côi và người già, và lương hưu cho 13 triệu công dân cũng sẽ được tăng thêm 15%, bắt đầu từ tháng 3 này.

Chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi cũng triển khai "gói hỗ trợ xã hội khẩn cấp" mới

Trước đó, Ai Cập đã ký một thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm nâng khoản vay của IMF từ mức 3 tỷ lên 8 tỷ USD. Các biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp Ai Cập vượt qua các khó khăn kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ, giảm lạm phát, tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.