Ấn Độ đề xuất Hiệp ước Phát triển Toàn cầu

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề xuất thành lập Hiệp ước Phát triển Toàn cầu và cam kết khởi động một quỹ đặc biệt trị giá 2,5 triệu đô la Mỹ.

Mục tiêu là tăng cường sự hợp tác và phát triển kinh tế trong khu vực Nam bán cầu, khuyến khích thương mại và đầu tư giữa các quốc gia đang phát triển.

Phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Tiếng nói Nam bán cầu lần thứ ba, Thủ tướng Ấn Độ cho biết hiệp ước này sẽ phù hợp với các ưu tiên của các nước đang phát triển, lấy con người làm trung tâm, đa chiều cho phát triển và sẽ thúc đẩy cách tiếp cận đa ngành. Hiệp ước sẽ không gây gánh nặng nợ nần cho các quốc gia đang cần vốn tài trợ phát triển, giúp các nước đối tác phát triển cân bằng và bền vững.

Thủ tướng Modi phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Tiếng nói Nam bán cầu lần thứ ba.

Cũng theo Thủ tướng Modi, Hiệp ước sẽ tập trung vào thương mại để phát triển, xây dựng năng lực cho tăng trưởng bền vững, chia sẻ công nghệ, tài chính ưu đãi và tài trợ cho từng dự án cụ thể.

Thủ tướng Modi cũng công bố kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả thuốc generic cho các nước Nam bán cầu - các loại thuốc có cùng thành phần hoạt chất, liều lượng, hình thức và cách sử dụng như thuốc gốc đã được cấp bằng sáng chế, đồng thời hỗ trợ đào tạo các cơ quan quản lý thuốc và chia sẻ các công nghệ nông nghiệp trong nước.

Nam bán cầu là khu vực bao gồm các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển hơn so với các quốc gia phát triển ở Bắc bán cầu. Thông qua đề xuất này, Thủ tướng kêu gọi các nước phát triển cùng thực hiện trách nhiệm và cam kết của mình để dần thu hẹp khoảng cách giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Ông cho rằng đây là giải pháp cho những căng thẳng và xung đột trong khu vực.

Năm nay, hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói của Nam bán cầu lần thứ ba diễn ra tại Ấn Độ, với sự tham dự của 123 quốc gia, bao gồm 21 nguyên thủ quốc gia và chính phủ, 34 bộ trưởng ngoại giao và 118 bộ trưởng khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima, Peru, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Iran, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã gặp các quan chức cấp cao Iran và thăm 2 địa điểm hạt nhân quan trọng của nước này, trong đó Iran đưa ra tín hiệu sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 15/11 đã lên tiếng phản đối việc các nhà lãnh đạo phương Tây nói chuyện với Moscow về đàm phán chấm dứt xung đột.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn trợ lý lâu năm Karoline Leavitt làm thư ký báo chí Nhà Trắng.

Một con tàu từ Tromso mới đây đã bắt được 200kg cá bơn và ... một tàu ngầm Mỹ nặng 7.800 tấn.

Kiev phản đối việc các nhà lãnh đạo phương Tây nói chuyện với Moscow về việc đàm phán chấm dứt xung đột.