Ấn Độ kêu gọi cải cách và phát triển bền vững

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai của Liên hợp quốc, nhấn mạnh về tầm quan trọng của cải cách các định chế toàn cầu nhằm đạt được hòa bình và phát triển bền vững.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Modi cho biết, Ấn Độ đã giúp 250 triệu người thoát nghèo và cho thấy rằng sự phát triển bền vững có thể thành công. Ấn Độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thành công này với các nước khác. Thủ tướng Ấn Độ cũng kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu và coi cải cách là chìa khóa cho sự phù hợp.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh: "Thành công của nhân loại nằm ở sức mạnh tập thể, không phải ở chiến trường. Đối với hòa bình và phát triển toàn cầu, cải cách trong các định chế toàn cầu là điều cần thiết".

Đề cập việc giải quyết chủ nghĩa khủng bố hay các lĩnh vực mới nổi như mạng, hàng hải và không gian, ông Modi khẳng định, cần bảo đảm hành động toàn cầu phải phù hợp với tham vọng toàn cầu.

Trước đó, cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Hiệp ước Tương lai bao gồm nhiều chủ đề: hòa bình và an ninh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, hợp tác kỹ thuật số, nhân quyền, giới tính, thanh niên và thế hệ tương lai cũng như sự chuyển đổi của quản trị toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã ra khuyến cáo về các biện pháp an ninh, an toàn cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Lammy cảnh báo những thách thức của cuộc khủng hoảng Ukraine có khả năng sẽ trở nên sâu đậm và khắc nghiệt hơn trong những năm tới, đồng thời dự đoán cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có khả năng sẽ kéo dài ít nhất hai năm nữa.

Liên quan tới cuộc không kích dữ dội của Israel và Liban ngày 23/9, Liên hợp quốc cùng lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đều bày tỏ lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột toàn diện giữa hai bên, đồng thời nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở khu vực.

Ngày 23/9, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố hồ sơ tòa án liên quan đến Ryan Routh, 58 tuổi, người đang bị giam giữ với cáo buộc mưu sát cựu Tổng thống Donald Trump vào ngày 15/9 vừa qua. Hồ sơ tiết lộ một bức thư liên quan đến âm mưu ám sát ông Trump.

Sự kiện “Ngày thứ Hai đẫm máu” với lệnh phát động tấn công lực lượng Hezbollah tại Nam Liban của Israel đã đánh dấu một chương mới trong cuộc chiến kéo dài gần nửa thế kỷ giữa Israel và Hezbollah. Cuộc tấn công liên tiếp của Israel vào ngày 23/9 đã khiến gần 500 người chết và hơn 1.600 người bị thương, một bước leo thang mới trong xung đột ngay sau sự kiện hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ trong tuần trước tại Liban.

Sự kiện “Ngày thứ Hai đẫm máu” tại miền Nam Liban đang khiến sự lo ngại lan rộng trong giới quan sát địa chính trị và quân sự quốc tế. Hành động gây hấn bất chấp của Israel cũng như các hoạt động trả đũa của Hezbollah thúc đẩy căng thẳng leo thang đến mức quá giới hạn. Chuyện gì đang xảy ra tại Trung Đông và căng thẳng hiện tại liệu có đẩy khu vực tới miệng hố của một cuộc chiến tranh toàn diện?