An Hạ mở hội tưởng nhớ công chúa thời Thục Phán

Sáng 9/2, lễ hội truyền thống thôn An Hạ, thuộc xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã được tổ chức trang trọng, tưởng nhớ công lao của những vị thành hoàng tương truyền có công với nước từ thời Thục Phán An Dương Vương.

Theo tục lệ xưa, từ ngày 12 - 14 tháng Giêng âm lịch, làng An Hạ lại mở lễ hội truyền thống với ước mong mưa thuận gió hòa.

Phần lễ của lễ hội diễn ra trang nghiêm gồm lễ rước kiệu thánh và lễ dâng hương. Điều đặc biệt của lễ hội đình An Hạ là lễ rước từ đình làng ra quán. 5 năm tổ chức rước kiệu một lần. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc.

Theo thần phả ghi lại, đình làng An Hạ xưa kia thờ gia đình cụ Đỗ Thiện, một cựu thần thuộc triều vua Thục Phán An Dương Vương. Năm Đinh Hợi, 214 trước Công nguyên, khi giặc Tần xâm lược nước ta, ông Đỗ Thiện cùng hai người vợ và chín người con đã tham gia đánh giặc. Sau khi giành chiến thắng tại vùng Lĩnh Nam, nhà vua đã mở lễ mừng công và phong chức vương cho gia đình ông. Sau này, gia đình ông được nhân dân suy tôn làm Thành hoàng đình Đụn.

Đình An Hạ nay thờ thành hoàng là bà Đỗ Thị Bảo, con gái Thái công Đại vương Đỗ Thiện. Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, bà được vua phong tước “Huyền Vũ phong tư đệ lục vị công chúa”, nay còn có bài vị tại đình. Đình và quán làng An Hạ từ nhiều đời nay đều tôn nghiêm thờ phụng bà.

Lễ hội An Hạ được tổ chức trang trọng, lành mạnh, qua đó góp phần tuyên truyền, động viên nhân dân gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hoá của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.

Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.

UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.

Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).

Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.