Ấn tượng chương trình nghệ thuật áo dài 'Nơi tôi sinh ra'
Không tách rời ý nghĩa đạo học tinh hoa của dân tộc, chương trình nghệ thuật là cuộc du hành cùng áo dài từ Bắc vào Nam, đến những vùng đất mà các nhà thiết kế sinh ra lớn lên, thấm đẫm văn hoá gốc và sáng tạo nghệ thuật từ nguồn cội của chính mình. Nón lá làng Chuông (Hà Nội), thổ cẩm Zèng (Thừa Thiên Huế), thổ cẩm Jrai (Gia Lai), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), khăn Piêu (dân tộc Thái Điện Biên), và cả món mì Quảng (Quảng Nam) đã xuất hiện trên sân khấu của chương trình. "Nơi tôi sinh ra" giới thiệu các tiết mục đặc sắc giới thiệu tà áo dài Việt Nam trong âm nhạc, ánh sáng nghệ thuật và vũ đạo đẹp mắt. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nội, ký ức về mùa đông Hà thành đã in sâu vào tâm trí của nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy. Những thiết kế áo chần bông kết hợp với áo dài đã được chị mang đến chương trình với bao cảm xúc.
Câu chuyện áo dài được kể bằng chính những cảm xúc của các nhà thiết kế về nơi mà họ sinh ra. Điểm đặc biệt ở cội nguồn chính là sự thu hút, không chỉ riêng đối với nhà thiết kế mà đối với tất cả mọi người. Đích hướng đến của những nhà thiết kế chính là đưa áo dài trở thành một di sản. Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, tổng đạo diễn chương trình, câu chuyện di sản không chỉ là câu chuyện của những năm về trước mà chính là vấn đề quan trọng cho cả hiện tại và tương lai.
Khán giả đã được nghe, được xem câu chuyện kể thông qua các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ nhiều vùng, miền khác nhau trong không gian nghệ thuật của âm nhạc và ánh sáng. Đây cũng là sản phẩm khởi động cho chuỗi các dự án của Văn Miếu trong việc kết hợp tour đêm Văn Miếu với nhiều hoạt động văn hóa nhằm tăng tính trải nghiệm cho du khách nhằm mục đích góp phần từng bước hiện thực hóa ý tưởng đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian sáng tạo, một điểm đến quen thuộc của công chúng yêu di sản và văn hóa nghệ thuật.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0