Ấn tượng Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Hà Nội đã tạo dựng một nền văn hoá đa dạng, trong đó có văn hoá ẩm thực. Tiếp nối thành công của năm 2018 - 2019, Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hoá ẩm thực với bạn bè quốc tế” đã khai mạc tối qua (01/12) tại Công viên Thống Nhất, Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sự kiện nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô.

Thông qua lễ hội sẽ giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc sắc như một nét di sản tinh tế, được hình thành trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.

Lễ hội kéo dài trong 3 ngày với chủ đề "Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội  với bạn bè quốc tế". 80 gian hàng với các khu ẩm thực quốc tế và ẩm thực đặc sắc của Hà Nội sẽ được giới thiệu tại Lễ hội.

Nhiều hoạt động tại lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội

Theo đó, lễ hội được chia thành nhiều khu ẩm thực. Khu ẩm thực quốc tế sẽ giới thiệu các món ăn đặc trưng của một số quốc gia và không gian trưng bày các vật dụng, sản phẩm tiêu biểu của các nước: Ấn Độ, Iran, Srilanka, Mông Cổ, Azerbaijan, Malaysia, Myanmar, Philippines; khu vực giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực của các làng nghề của Hà Nội và các 7 tỉnh thành bạn.

Văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội

Bên cạnh các không gian ẩm thực, lễ hội còn có nhiều hoạt động như: Triển lãm ảnh về văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế; triển lãm sách lưu động; cùng các trò chơi dân gian đặc sắc.

Ngoài ra, trong khuôn khổ của Lễ hội còn có hoạt động giao lưu, tọa đàm với chủ đề: “Phát huy nguồn nhân lực - Phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn Hà Nội” sẽ được tổ chức vào chiều nay 2/12/2023 tại sân khấu chính của Lễ hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Sáng 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động cuộc thi "Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ" (RESET 2024).