Angimex giải trình việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp

Angimex cho rằng mưa bão gây thiệt hại nặng đến vùng lúa miền Bắc, cộng thêm nguy cơ thiếu lương thực làm nhà đầu tư tăng kỳ vọng vào giá cổ phiếu của công ty.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex – mã chứng khoán: AGM) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình về việc cổ phiếu AGM có chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp, kéo dài từ ngày 10/9 đến 16/9.

Theo Angimex, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Việc Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo là yếu tố khiến thị trường gạo cuối năm nay có nhiều biến động. Bên cạnh đó, siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng đến lúa, ngô tại các tỉnh miền Bắc, nguy cơ thiếu hụt lương thực dẫn đến biến động tăng giá trong nước làm tăng kỳ vọng của nhà đầu tư.

Cổ phiếu AGM có chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp kéo dài từ ngày 10/9 đến 16/9.

Phía công ty cho biết giá cổ phiếu AGM tăng trần liên tiếp do cung cầu trên thị trường chứng khoán và các quyết định của nhà đầu tư nằm ngoài quyền kiểm soát của công ty. Angimex khẳng định không tác động đến đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp đưa thị giá cổ phiếu này từ 2.850 đồng lên 3.960 đồng, tương đương tăng 39%. Kết phiên ngày 17/9, AGM tiếp tục tăng trần lên 4.230 đồng/cổ phiếu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Aeon Mall, doanh nghiệp đã tổn thất hơn 1,1 tỷ yên (tương đương 180 tỷ đồng) do hủy dự án trung tâm thương mại tại quận Hoàng Mai.

Ngày 12/10, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước bật tăng theo.

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa tổ chức diễn đàn "Quản trị doanh nghiệp Việt Nam 2024" với chủ đề “Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)”.

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6 - 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Theo khảo sát do Bain & Company của Mỹ thực hiện, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về thu hút nhà đầu tư dài hạn. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này có được là bởi chủ trương đầu tư vào giáo dục, theo đuổi các hiệp định thương mại tự do và cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ Việt Nam.

Sau khi sụt giảm xuất khẩu trong năm 2023, nhóm sản phẩm cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng trong 9 tháng năm 2024, đạt hơn 51 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.