Anh cấp phép mỏ than mới đầu tiên trong 30 năm

Chính phủ Anh đã phê duyệt khai thác mỏ than mới đầu tiên trong 30 năm. Dự án ước tính sẽ sản xuất 2,8 triệu tấn than/năm, phục vụ cho ngành sản xuất thép. Quyết định trên đã vấp phải chỉ trích của các nhà môi trường, cho rằng đây là một bước lùi đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương của Anh cho biết mỏ than mới ở khu vực Cumbria, Tây Bắc nước Anh. Mỏ sẽ khai thác than cốc từ dưới biển Ireland và được xử lý tại thị trấn Whitehaven, cách London 550 km về phía Tây Bắc. Mỏ than mới hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu luyện thép trong nước, số còn lại sẽ dành cho xuất khẩu. Do đó, theo giới chức Anh, quyết định phê duyệt dự án khai thác than không mâu thuẫn với chính sách giảm phát thải khí nhà kính của chính phủ. Như vậy, nước này sẽ vẫn đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, và các hoạt động sử dụng than sẽ ngừng vào năm 2049.

Bộ trưởng Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương của Anh Michael Gove cho biết đề xuất cấp phép mỏ than là để khai thác than cốc, sử dụng trong sản xuất thép. Đây không phải là một đề xuất năng lượng. Chiến lược Net Zero về trung hòa khí thải cho thấy rõ rằng than sẽ không có vai trò gì trong việc sản xuất điện trong tương lai, đó là lý do tại sao nước Anh sẽ loại bỏ dần than khỏi nguồn cung cấp điện vào năm 2024. Hiện tỷ trọng than trong nguồn cung cấp điện của nước Anh đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Ông Michael Gove cũng khẳng định đã tính đến các yếu tố khi xem xét kế hoạch này, bao gồm cả chiến lược khử carbon công nghiệp… "Chúng ta không loại trừ việc sử dụng than cốc trong quy trình sản xuất thép tích hợp, nhưng cần tuân thủ việc thu hồi và lưu trữ carbon", ông Michael Gove nói. 

Những người ủng hộ khẳng định khu mỏ mới sẽ mang lại nhiều việc làm, gồm 500 việc làm trực tiếp và 1.500 việc làm gián tiếp tại Cumbria và Whitehaven – những khu vực vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc đóng cửa các mỏ và nhà máy trong những thập kỷ gần đây. Trong khi đó, những người phản đối cho rằng mỏ than mới sẽ là một đòn giáng mạnh vào vị thế của Anh với tư cách là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. 

 Bà Jess Ralston, nhà phân tích cao cấp tại Tổ chức Theo dõi Khí hậu và Năng lượng Vương quốc Anh nói: “Chúng tôi đã kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới từ bỏ than đá, khi chúng tôi đăng cai COP26 và tháng trước là tham gia COP27, và bây giờ chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ về than đá và quyết định muốn mở các mỏ than mới. Điều này làm tổn hại uy tín của nước Anh với tư cách là quốc gia đi đầu về vấn đề khí hậu trên toàn cầu. Hiện giờ nhiều quốc gia khác có thể đang nghi ngờ chúng tôi.”

Về mặt môi trường, dự kiến mỏ than này sẽ tạo ra khoảng 400.000 tấn khí thải nhà kính/năm, tương đương lượng khí thải của 200.000 ôtô lưu thông trên đường. Về mặt phục vụ sản xuất trong nước, truyền thông nước Anh dẫn số liệu cho biết, nước này sản xuất khoảng 7,4 triệu tấn thép mỗi năm sử dụng than luyện cốc, chủ yếu từ hai công ty: British Steel và Tata. Tuy nhiên, British Steel cho biết họ sẽ không sử dụng than từ dự án Cumbria vì hàm lượng lưu huỳnh của nó quá cao, trong khi Tata cho biết họ có thể sử dụng một ít than từ mỏ, nhưng đang có kế hoạch chuyển sang các phương pháp sản xuất xanh hơn trong thập kỷ tới. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.