Anh thắt chặt biên giới khiến chi phí sinh hoạt leo thang
Kể từ ngày 30/4, Anh bắt đầu áp dụng chính sách kiểm tra biên giới mới hậu Brexit với các mặt hàng thực phẩm và thực vật có rủi ro trung bình và cao, bao gồm sữa, thịt, trái cây và rau quả, hạt và hoa.
Chính phủ Anh cho biết những cuộc kiểm tra này là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, phòng tránh khả năng bùng phát dịch bệnh ở động vật hoặc thực vật, như bệnh lở mồm long móng.
Tuy nhiên, các thương nhân và nhà cung cấp ở Anh tin rằng việc kiểm tra như vậy không chỉ khiến toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng hóa trở nên phức tạp hơn, chi phí cao hơn, mà còn khiến giá sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng. Chẳng hạn, một doanh nghiệp Anh nhập khẩu xúc xích và thịt gà từ Ba Lan, ước tính rằng trong suốt năm tới, họ sẽ phải trả thêm từ 1 triệu đến 1,5 triệu bảng Anh, và cuối cùng thì người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu chi phí này.
Lạm phát thực phẩm ở Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 45 năm là 19,2% vào tháng 3/2023, do chi phí năng lượng tăng cao và tình trạng thiếu lao động. Đến tháng 3/2024, tỷ lệ này giảm xuống còn 4%.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.
Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.
Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0