Áo dài Huế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức “May, mặc áo dài Huế” vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế so với các vùng miền khác trong cả nước là được nuôi dưỡng trên nền tảng của một vùng văn hóa từng là kinh đô cuối cùng của triều đại quân chủ Việt Nam, nơi mà thẩm mỹ trang phục cung đình nhà Nguyễn với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt.

Áo dài Huế cùng với Hanbok của Hàn Quốc trên một sân khấu tại Huế.
Ảnh: Phan Thanh Hải/ Báo Lao động.

Kỹ thuật cắt, may thủ công tỷ mẩn, cẩn trọng, được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút, trân trọng và gìn giữ qua nhiều đời. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa riêng của Huế. Đằng sau đó là hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội, gắn liền việc phân định danh phận, vị thế, vai trò cá nhân, giai tầng trong xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì họp chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” là một trong những lễ hội hoa lớn nhất khu vực phía Bắc, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai dự kiến diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", sẽ diễn ra từ ngày 26-29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Trong thời đại 4.0, công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc mà còn mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới để kết nối với quá khứ.

Sáng 26/12, Bộ Quốc phòng đã bàn giao toàn bộ diện tích cơ sở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – trụ sở cũ tại 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, cho Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.