Áo dài Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Theo Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký, nghệ thuật may, mặc áo dài Huế (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Tri thức dân gian.
Thành phố Huế không chỉ là một địa danh di sản với nhiều điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, mà còn được biết đến và yêu thích nhiều bởi những tà áo dài, được tạo ra bởi nhiều nghệ nhân lành nghề.
Áo dài Huế không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế. Áo dài còn thu hút và trở thành phong trào của đông đảo các bạn trẻ, tạo nên những trào lưu hướng về những giá trị cổ truyền, giá trị văn hóa dân gian…
Ở Huế, nhiều năm nay, phong trào gìn giữ và phục áo dài truyền thống đang được đẩy mạnh. Nhiều phong trào cổ vũ mặc áo dài trong cộng đồng, trong công sở đã được phát động.
Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.
"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.
Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.
Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.
Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.
0