Argentina cắt giảm trợ cấp, hàng triệu người nghèo lao đao

Tình trạng vô gia cư đang gia tăng ở các thành phố lớn của Argentina sau khi những cải cách kinh tế cứng rắn của chính phủ mới được ban hành.

Các chính sách này siết chặt lương hưu, lương nhà nước và đẩy giá thuê nhà tăng cao khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói.

Cuộc khảo sát mới nhất của chính quyền thủ đô Buenos Aires cho thấy số người chính thức phải ngủ ngoài đường ở thành phố này đã lên tới 4.009 người vào tháng 4, tăng so với con số 3.511 một năm trước đó.

Đây cũng là tình cảnh chung ở các đô thị khác như Cordoba và Rosario khi Tổng thống Javier Milei tái cân bằng ngân sách nhà nước bằng biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ngay cả với những người dễ bị tổn thương nhất.

Bà Rocio Coman, người nhận trợ cấp nhà nước, đã vô gia cư trong vài năm. Bà mô tả tình hình hiện tại là một “thảm họa”. Bà Coman nằm trong số những người đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Amigos en Camino - một tổ chức từ thiện ở Buenos Aires chuyên tuần tra trên đường phố để phân phát viện trợ cho những người đang vật lộn để tồn tại.

Mặc dù có việc làm nhưng ông Francisco Llamas (52 tuổi, sống ở Buenos Aires) vẫn nằm trong số những người buộc phải tìm đến các ngân hàng thực phẩm để được giúp đỡ. Hóa đơn tiền điện hàng tháng của ông đã tăng lên tới 12.000 Peso (13,5 USD) từ 1.100 Peso (2,5 USD) vào tháng 11/2023 khi chính phủ bắt đầu giảm trợ cấp dịch vụ tiện ích và tăng thuế như một phần của chương trình "thắt lưng buộc bụng".

Lạm phát hàng năm lên tới gần 300%, nhiều người dân ở quốc gia Nam bán cầu này trong mùa Đông phải lựa chọn giữa chi tiền cho sưởi ấm hay ăn uống.

Ông Francisco Llamas, người dân Buenos Aires,  nhận xét: “Là một người lao động, nhưng tôi không có đủ tiền để trang trải cuộc sống. Sự thật là chính phủ đã không tính đến những người từ tầng lớp trung lưu trở xuống”.

Bà Monica De Russis, Giám đốc điều hành tổ chức Amigos En Camino, cho biết: “Trong các chuyến đi, chúng tôi đã quen với việc nhìn thấy những người vô gia cư ngủ ở mọi ngóc ngách. Trong mắt một người vô gia cư, bạn sẽ nhìn thấy nỗi đau. Đó là lí do chúng tôi cố gắng làm phần việc của mình. Có thể chúng ta không thay đổi thế giới, nhưng có thể chúng ta thay đổi thế giới của một người. Và điều đó đáng giá”.

Số người dân chính thức phải ngủ ngoài đường ở Buenos Aires đã lên tới 4.009 người vào tháng 4.

Viện trợ cho hàng nghìn bếp ăn đã bị đóng băng khi Tổng thống Milei nhậm chức vào tháng 12/2023. Chính phủ của ông cố gắng giải quyết tình trạng tham nhũng trong hệ thống phúc lợi xã hội, hợp lý hóa quy trình cung cấp hỗ trợ của nhà nước.

Ông Milei cho biết ông muốn chấm dứt “việc lợi dụng người nghèo” bằng cách thay đổi cách sử dụng các tổ chức từ thiện làm trung gian để phân phối hỗ trợ cho những người có nhu cầu.

Một tòa án Argentina hồi đầu tháng 5 đã ra lệnh cho chính phủ giải phóng hàng tấn thực phẩm dành cho người nghèo được lưu giữ trong kho chờ chính phủ kiểm toán theo yêu cầu. Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống Milei xác nhận sẽ kháng cáo quyết định này của tòa án.

Báo cáo của Đại học Công giáo Argentina (UCA) cho thấy trong quý đầu tiên của năm nay, gần 18% hộ gia đình không còn khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng và thực phẩm cơ bản, tăng so với mức 9,6% được ghi nhận 1 năm trước đó.

Ước tính từ UCA cho thấy gần 55,5% dân số nước này - tương đương khoảng 25 triệu người - sống trong cảnh nghèo đói trong 3 tháng đầu năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới.

Trung Quốc sẵn sàng nghiên cứu kế hoạch kết nối tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia với các dự án đường sắt khác ở Lào và Thái Lan, qua đó mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa ở khu vực Đông Nam Á.

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho đạn quân sự ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad, làm ít nhất 9 người chết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Mặc dù máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển vẫn chưa được xuất khẩu, nhưng chính sách ‘Make in India’ (Sản xuất tại Ấn Độ) hay 'Atmanirbhar Bharat' của chính phủ nước này đã được thúc đẩy với đơn đặt hàng lớn cho máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) Prachand, theo The Eurasian Times.

Giới chức Anh đã phát hiện hơn 800 người tị nạn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ.