ASEAN tự cường kết nối và vươn tầm rộng mở
Kể từ khi ra đời ngày 08/08/1967, đến nay, ASEAN đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc đưa Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng và ổn định. Từ dân số khoảng 260 triệu người khi mới thành lập, ASEAN hiện là ngôi nhà chung của hơn 650 triệu người dân và là một thị trường nhiều tiềm năng. Dự báo đến năm 2050, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - 42 tổ chức tại Indonesia (tháng 5/2023), các lãnh đạo thành viên ASEAN đã thông qua Lộ trình kết nạp Timor-Leste làm thành viên chính thức. Việc nâng tổng số thành viên lên 11 được cho là sẽ góp phần củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
"Timor-Leste hiện là quan sát viên và đang nỗ lực để trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Chúng tôi hy vọng có thể đạt mục tiêu này vào năm 2025; trong đó, làm thế nào để trở thành cầu nối, kết nối với Đại sứ các nước ASEAN. Qua đó, sẽ đóng góp vào các xu hướng lớn hiện nay, như phục hồi bao trùm, phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…"
Ông Joao Pereira, Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam
"Hiện tại nhắc đến ASEAN là nhắc tới "tự cường", đó chính là khả năng và năng lực của ASEAN vượt qua mọi biến động của thời cuộc. Tự cường để chủ động ứng phó với các thách thức, tự cường để sẵn sàng đón nhận các cơ hội và tự cường để luôn bản lĩnh trước mọi khó khăn.
Với ý nghĩa quan trọng đó, "tự cường" và "kết nối" được thể hiện xuyên suốt trong các chiến lược hợp tác triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Và khuôn khổ hợp tác Mekong - sông Hằng chính là những cơ chế hiệu quả để ASEAN và Ấn Độ hợp tác sâu sắc hơn nữa".
Ông Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam
Trong chặng đường 57 năm phát triển của ASEAN, Việt Nam luôn khẳng định là một thành viên tích cực, trách nhiệm, giữ vai trò nòng cốt trong sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Trong suốt hành trình 29 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN.
"Trong giai đoạn tiếp theo, lấy hòa bình ổn định là mục tiêu và tinh thần trách nhiệm làm phương châm tham gia và công cụ có trong tay là đối thoại chân thành thẳng thắn dựa trên tinh thần hợp tác và luật pháp quốc tế. Các nguyên tắc này của ASEAN, trong đó có Việt Nam đóng góp vào DOC và tham gia tích cực vào COC;, là những hoạt động đóng góp vào ngăn ngừa xung đột, đó là tinh thần của Việt Nam tham gia ASEAN".
Ông Vũ Hồ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Hàn Quốc
Con đường phía trước không tránh khỏi những thách thức, song phát huy bản sắc, giá trị riêng, cùng quyết tâm và tiềm năng phát triển to lớn của các nước thành viên, ASEAN sẽ viết tiếp những chương thành công về xây dựng Cộng đồng ASEAN bình đẳng, mạnh mẽ, phù hợp với tinh thần cốt lõi của ASEAN: Một tầm nhìn, một bản sắc và một cộng đồng.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".
Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
0