Australia cho phép người lao động từ chối cuộc gọi từ sếp

Kể từ sau đại dịch COVID-19, ranh giới giữa cuộc sống gia đình và thời gian làm việc đã bị xóa mờ đáng kể khi xu hướng làm việc trực tuyến trở nên phổ biến hơn. Để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người lao động, Australia xem xét ban hành luật cho phép người lao động có quyền bỏ qua các cuộc gọi và tin nhắn vô lý từ sếp của họ ngoài giờ làm việc mà không bị phạt.

Theo dự luật được Thượng viện Australia thông qua, người lao động có thể khiếu nại ông chủ của mình lên Ủy ban Công bằng Lao động để không bị quấy rối sau giờ làm việc và người sử dụng lao động thậm chí có thể bị phạt tiền hoặc phạt hình sự nếu họ tiếp tục liên lạc vô lý.

Theo Bộ trưởng Việc làm Tony Burke thuộc đảng Lao động trung tả cầm quyền cho biết dự luật này nhằm ngăn chặn việc nhân viên làm việc ngoài giờ không được trả lương thông qua quyền ngắt kết nối liên lạc ngoài giờ không hợp lý.

Australia cho phép người lao động từ chối cuộc gọi từ sếp

Ông Olvin Macpherson, người dân Sydney, Australia cho rằng: "Đó là một ý tưởng tuyệt vời. Tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian tắt máy. Tất cả mọi người đều cần được thư giãn, và không bị làm phiền bởi các email và cuộc gọi điện thoại vào lúc nửa đêm. Chúng ta không phải là máy móc, chúng ta là con người."

Bà Fiona Macdonald, giám đốc chính sách công nghiệp và xã hội tại Trung tâm công việc tương lai cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm ngoái và phát hiện ra rằng trung bình, người lao động đang làm việc không công 5,8 giờ một tuần, tức khoảng 280 giờ một năm, tương đương khoảng 130 tỷ đô la chi phí ở mức lương trung bình của người lao động. Đây thực sự là một vấn đề lớn."

Quyền “ngắt kết nối” cũng được thực thi với các mức độ khác nhau ở các quốc gia

Tuy nhiên, một số chính trị gia, nhóm sử dụng lao động và lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo "quyền ngắt kết nối" với sếp ngoài giờ lao động là một hành vi quá đáng và sẽ làm suy yếu động thái hướng tới làm việc linh hoạt và tác động đến khả năng cạnh tranh.

Được biết, quyền “ngắt kết nối” cũng được thực thi với các mức độ khác nhau ở các quốc gia. Pháp là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa “quyền ngắt kết nối" vào năm 2017 nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị phạt vì không trả lời điện thoại ngoài giờ làm việc.

Kể từ đó, hơn 20 quốc gia đã đưa ra các chính sách tương tự. Bỉ áp dụng quyền này cho các nhân viên chính phủ, còn Bồ Đào Nha thì với các công ty có hơn 10 nhân viên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.