Bá Dương Nội - làng diều nghìn năm tuổi

Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng. Nơi đây, người dân còn lưu giữ và duy trì thú chơi sáo diều truyền thống.

Ở làng Bá Dương Nội, thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội, ai cũng biết chơi diều, cũng có thể tự làm diều cho mình.

Có thể nói, những cánh diều dường như đã đi sâu vào tiềm thức, gắn liền với tuổi thơ mỗi người. Điều đặc biệt là người dân Bá Dương Nội làm diều không để buôn bán, mưu sinh, chỉ để thỏa mãn thú chơi diều.

Làng Bá Dương Nội có nghề làm diều truyền thống hơn nghìn năm nay.

Người làng Bá Dương Nội chơi diều quanh năm, khi có thời gian và thời tiết đẹp.

Song có lẽ, những cánh diều xuất hiện nhiều nhất trên bầu trời quê là vào mùa hè, khi gió nồm nam thổi mát.

Diều làng Bá Dương Nội là diều truyền thống không có đuôi và tất cả đều là diều sáo.

Ở làng Bá Dương Nội, ai cũng biết chơi diều, cũng có thể tự làm diều cho mình.

Khác với các nơi khác, diều làng Bá Dương Nội được làm khá kỳ công. Do điều kiện khí hậu thời tiết ở đây ít gió, nên các diều của làng Bá Dương Nội làm mỏng và rất nhẹ để dễ bay.

Diều của làng Bá Dương Nội làm mỏng và rất nhẹ để dễ bay.

Ở đây có 3 loại cánh diều đặc biệt. Diều cánh muỗm là loại cánh diều dài to, nhọn, hơi cong, loại diều này có đặc tính đèo được nhiều sáo, dễ lên cao.

Diều cánh chanh có cánh bầu hình như lá chanh, loại này bay cao hơn diều cánh muỗm.

Loại thứ ba là diều cánh mộc, tức là cánh rộng, đầu cánh tròn, diều này đèo ít sáo, bay rất cao, nhưng điều khiển lại rất khó. Vì thế, hiện nay đa số làm diều cánh chanh, đơn giản hơn và cũng bay được cao.

Hiện nay, trên thế giới không có nước nào có diều sáo như ở Việt Nam.

Theo các cụ cao niên trong làng Bá Dương Nội, làm diều đã khó, làm sáo diều còn khó hơn rất nhiều. Trước đây, các cụ hay chơi sáo đôi, ngày nay người ta chơi nhiều sáo, có khi tới sáo 7, sáo 12.

Người làng Bá Dương Nội chơi diều quanh năm.

Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội được tổ chức vào rằm tháng Ba âm lịch hàng năm. Người ta thả diều để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bệnh tật tiêu tan.

Nếu diều càng lên cao, tiếng sáo kêu càng hay thì năm đó dân làng tin rằng càng có cuộc sống sung túc, hạnh phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.