Bà Harris vận động tranh cử tại các bang chiến địa

Ngày 9/8, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đến vận động tranh cử tại bang chiến địa Arizona, tiếp nối chuỗi hoạt động không ngừng nghỉ kể từ khi chính thức được chọn làm đại diện tranh cử của đảng Dân chủ.

Khi ngày bầu cử tổng thống chỉ còn cách 3 tháng nữa, bà Harris và đội ngũ của mình đã tích cực thực hiện các chương trình vận động tranh cử, với 6 điểm đến chỉ riêng trong tuần này.

Sau khi dừng chân ở Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, bà Harris và người đồng hành tranh cử, ông Tim Walz, đã phát biểu tại một sân vận động chật kín người ở Arizona.

Bà Harris vận động tranh cử tại các bang chiến địa của Mỹ

Đây là một bang đa dạng về chủng tộc dọc biên giới Mỹ và Mexico nên không quá bất ngờ khi bài phát biểu của bà Harris tập trung vào điểm nóng là vấn đề người nhập cư, đồng thời lồng ghép các nội dung phản đối chính sách nhập cư của đối thủ Donald Trump.

Bà cho rằng ông Trump không muốn giải quyết vấn đề này. Dù nói nhiều về an ninh biên giới nhưng cựu Tổng thống Mỹ đã không hành động. Ứng cử viên của đảng Dân chủ khẳng định sẽ ký dự luật nếu trở thành tổng thống.

Bà cũng đề xuất cải cách toàn diện hệ thống nhập cư quốc gia, trong đó có tăng cường an ninh biên giới chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi cho người dân Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi ong của Tunisia. Nhiệt độ tăng cao và hạn hán kéo dài đang đe dọa quần thể ong và sản lượng mật ong của nước này.

Hãng công nghệ SpaceX (Mỹ) vừa phóng thành công tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Không gian Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ). Tên lửa mang theo sứ mệnh Galileo L13 của Ủy ban châu Âu lên không gian.

Ngày 18/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hàn - Trung, Kim Tae-nyeon tại thủ đô Bắc Kinh.

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.

Chính quyền Nigeria đã cảnh báo về khả năng xảy ra lũ lụt ở 11 tiểu bang sau khi nước láng giềng Cameroon cho biết sẽ bắt đầu xả lũ theo quy định từ đập Lagdo.

Các nhà phân tích cho biết Israel đã lập bản đồ toàn bộ khu vực hoạt động của Hezbollah từ năm 2010 bằng trí tuệ nhân tạo AI, tạo thuận lợi cho việc tiến hành kích nổ hàng loạt thiết bị liên lạc của Hezbollah. Trước đây, Israel cũng đã từng thực hiện nhiều cuộc tấn công ám sát đối thủ bằng những cách tương tự như vụ nổ máy nhắn tin hàng loạt tại Liban.