Bài học chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở XH

Nhà tái định cư (TĐC) bị để hoang hóa là thực trạng phổ biến tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. Để gỡ vướng mắc về cơ sở pháp lý, nhiều chuyên gia kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách, quy định chi tiết về việc chuyển đổi hai loại hình nhà ở.

Các chuyên gia cho rằng cần nhìn nhận những bài học thực tế mà địa phương đã vấp phải trong chuyển đổi loại hình nhà ở là khu tái định cư và nhà ở xã hội.

Ví dụ tại TP. HCM, trong năm 2024 dự kiến bán đấu giá gần 5.000 căn hộ và 42 nền đất tái định cư. Đây sẽ là lần đấu giá thứ tư trong 7 năm qua cho loại hình nhà ở này. Nhưng trước đó, năm 2017, thành phố lên kế hoạch bán gần 3.800 căn tái định cư tại Thủ Thiêm với giá khởi điểm 8.800 tỷ đồng nhưng không có người mua.

Liên tiếp hai năm 2018 và 2019, quỹ nhà được mở bán lại nhưng vẫn diễn ra tình cảnh tương tự. Nguyên nhân được cho là do tổng giá trị sản phẩm quá lớn khiến ít doanh nghiệp đủ điều kiện và dám đầu tư.

Ảnh minh họa.

Như vậy rõ ràng quỹ nhà có, chính sách có nhưng cách thức thực hiện thiếu thực tế khiến một chủ trương tưởng đúng mà không đạt kết quả. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy khi dân đợi chờ nhà nhưng nhà thì bỏ hoang.

Ông Trần Mạnh Chí - Phó Tổng Giám đốc Đông Tây Property, nhận định: “Đối tượng khách hàng đang có nhu cầu mua nhưng lại chưa có sản phẩm phù hợp với họ. Nếu như tái định cư chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội thì mình nghĩ nó là một nút thắt được tháo, thúc đẩy thị trường bất động sản”.

Cũng theo các chuyên gia, Bộ Xây dựng phải là đơn vị chịu trách nhiệm để lên được số liệu thống kê cụ thể về nhà ở tái định cư, tránh việc địa phương giữ quỹ nhà tái định cư mà không biết khi nào sử dụng.

Luật Nhà ở 2023 cùng các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành hy vọng sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý để việc chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên sang nhà ở xã hội sẽ có được tiến độ mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khi chúng ta chưa có công cụ thuế đủ sức răn đe và làm lành mạnh thị trường bất động sản thì việc cần làm lúc này là khẩn trương hoàn thiện chính sách và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Một cơn bão không thể lấy làm tiêu chí để đánh giá tất cả chất lượng các công trình, nhưng với hiện trạng của nhiều khu đô thị ngập nước, chung cư sập trần, bay kính sau bão số 3… thì đây cũng là một "phép thử".

Sự phục hồi của nền kinh tế đang khiến thị trường bán lẻ sôi động trở lại. Cùng với đó phân khúc văn phòng cho thuê cũng đang sôi động trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp.

Sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, khiến giá một căn nhà trong ngõ nhỏ cũng bị đẩy cao phi lý.

Hiện tượng “trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc” đến chiêu trò “tạo khan hiếm ảo” thổi giá chung cư, nhà đất để ăn chênh đang gây nhiễu loạn thị trường. Đề xuất về đánh thuế bất động sản lúc này đang nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia.

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.