Bài học từ sự cố rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi
Sau khi chính phủ Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo hồi tháng 1/2023 tuyên bố sẽ xả nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân bị phá hủy ra Thái Bình Dương vào mùa xuân hoặc mùa hè năm nay, nhiều người dân đến từ Tokyo, tỉnh Fukushima, Saitama và nhiều nơi khác đã biểu tình phản đối việc xả nước nhiễm xạ hạt nhân và cho rằng vấn đề này cần được xử lý một cách thận trọng.
Nhiều người cho rằng việc xả nước nhiễm xạ hạt nhân ra biển không chỉ là vấn đề gây nhức nhối cho người dân ở Fukushima mà sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống của cư dân các khu vực xung quanh một khi nước nhiễm xạ được thải ra biển.
Nhiều cư dân địa phương, đặc biệt là những người làm trong ngành đánh cá lo lắng vì sinh kế của họ có thể bị ảnh hưởng.
Kể từ sau trận động đất, nhà máy Fukushima đã tạo ra một lượng lớn nước nhiễm chất phóng xạ để làm nguội nhiên liệu hạt nhân trong các lò phản ứng. Hiện số nước này được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa tại nhà máy.
Tại một cuộc họp mới đây, các bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản đã thông qua chính sách sửa đổi về việc xả nước thải có chứa chất phóng xạ đã qua xử lý ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển và các hỗ trợ tài chính cho những cộng đồng ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc xả thải. Ngoài ra, Công ty Điện lực Tokyo, chủ sở hữu nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã bổ sung một số thiết bị lọc nước ô nhiễm để thúc đẩy kế hoạch xả thải.
Theo chính sách sửa đổi, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho các ngư dân vốn lo ngại rằng việc xả thải có thể tác động tiêu cực tới hoạt động tiêu thụ hải sản đánh bắt được - thông qua một quỹ trị giá 50 tỷ yen (khoảng 385 triệu USD).
Để đảm bảo việc xả thải phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và không gây hại cho sức khỏe người dân cũng như môi trường, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tiến hành nhiều đợt rà soát độ an toàn của kế hoạch này. IAEA dự kiến sẽ công bố báo cáo toàn diện về đợt rà soát đồng thời sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho Nhật Bản trước, trong và sau quá trình xả thải.
Ngoài ra, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), chủ sở hữu nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã bổ sung một số thiết bị lọc nước ô nhiễm để đảm bảo chất lượng nước sẽ xả ra biển.
Theo các nhân viên của TEPCO, hầu hết các chất phóng xạ có thể được loại bỏ bằng hệ thống ALPS bằng các vật liệu kết tủa và hấp thu hóa học như than hoạt tính. Cơ sở cuối cùng của toàn bộ kế hoạch xả thải ra đại dương cũng đang được xây dựng, nơi nước được xử lý sẽ được trộn với nước biển để giảm nồng độ triti, sau đó được xả qua một đường hầm dưới biển ngoài khơi.
Nước nhiễm xạ được chứa trong các bể chứa tại nhà máy dự kiến sẽ sớm đạt công suất. Theo kế hoạch của chính phủ Nhật Bản, quá trình thải khoảng 1,25 triệu tấn nước thải hạt nhân ra đại dương sẽ mất khoảng 30 năm tính từ năm 2023.
Có thể có nhiều lời giải thích cho thất bại của ông Trump, nhưng có một số nguyên nhân đã trở nên rõ ràng.
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024, hai ứng viên Tổng thống Mỹ là cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang nỗ lực không ngừng để giành được lá phiếu tại các bang chiến địa. Đây được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba và đối tác liên minh Komeito đã mất đa số ngế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử hôm 27/10. Điều này sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh kéo dài, đồng thời cũng dẫn đến sự chia sẻ quyền lực gây bất ổn trong Chính phủ Nhật Bản.
Trong lịch trình bầu cử sơ bộ ở Mỹ, Siêu thứ ba hay Thứ ba trọng đại (Super Tuesday) thông thường được dùng để chỉ ngày thứ ba đầu tiên của tháng hai hay tháng ba của năm Bầu cử tổng thống, khi mà nhiều tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ra đại biểu đến dự đại hội đảng toàn quốc chọn ứng cử viên tranh cử tổng thống.
Khoa học đã chứng minh, để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo vệ hành tinh Trái đất, nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt được các mục tiêu khí hậu quốc tế, các chính phủ không chỉ cần đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo mà còn phải thúc đẩy việc áp dụng nhiên liệu sinh học bền vững, khí sinh học, hydro và nhiên liệu điện tử.
Ukraine đang phải đối diện với tình thế ảm đạm khi Nga đang đạt những bước tiến lớn trên chiến trường miền Đông. Tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến. Cả giới chức Ukraine và Cơ quan Năng lượng Quốc tế đều cảnh báo Kiev sắp phải trải qua một mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại, khi có tới 80% cơ sở năng lượng, bao gồm các nhà máy điện chạy bằng than và thủy điện, đã bị hư hại hoặc bị phá hủy.
0