Bài toán mảng xanh đô thị ở TP.HCM

Giữa những ngày nắng nóng gay gắt, thông tin phần lớn cây xanh nằm trong dự án Metro số 2, thành phố Hồ Chí Minh, phải đốn hạ khiến nhiều người quan tâm.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM MAUR đã gửi thông báo đến Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và nhiều địa phương, đơn vị liên quan về việc thực hiện di dời cây xanh thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương Metro số 2.

Nan giải bài toán mảng xanh đô thị ở TP.HCM.

453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án tuyến Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, chủ yếu thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM. Những hàng cây xanh nằm trong diện phải chặt hạ, di dời là sao đen, bằng lăng, bàng, dầu, giá tỵ, me chua, sọ khỉ, me tây, lim sét...

Theo đại diện Sở xây dựng TP.HCM, việc  di dời, đốn hạ cây xanh là lựa chọn bất khả kháng, cần phải thực hiện để có mặt bằng thi công dự án. Sau khi thi công xong công trình, sẽ thực hiện tạo mảng xanh và trồng lại cây xanh theo thiết kế đồng bộ với công trình Metro số 2.

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, tỷ lệ không gian xanh của TP.HCM chỉ đạt 0,5m2/người, trong khi đó tiêu chí của một đô thị bình thường là 9-10m2/người. Việc lấy cớ phát triển hạ tầng để chặt cây thì tỷ lệ này sẽ còn giảm mạnh. Đây là bài toán nan giải trong quy hoạch mảng xanh đô thị ở TP.HCM.

Theo thiết kế, tuyến Metro số 2 có chiều dài hơn 11 km với 10 nhà ga, trong đó có 9 ga ngầm và 01 ga trên cao. Các nhà ga ngầm, đoạn đào hở, nhà ga trên cao của dự án tuyến Metro số 2 được bố trí dọc theo các tuyến đường từ khu vực chợ Bến Thành, đường Phạm Hồng Thái, Cách mạng Tháng 8, đường Trường Chinh, nằm trong các khu vực dân cư đông đúc.

TP.HCM cần nhìn nhận cây xanh mang lại lợi ích rất tốt cho các đô thị, nên cần đánh giá lại bài toán tác động đến môi trường sau khi chặt số lượng lớn cây xanh.

TP.HCM đang trong giai đoạn nắng nóng gay gắt, trước thông tin hàng trăm cây xanh bị đốn hạ để thực hiện tuyến Metro số 2, người dân lo ngại nhiệt độ sẽ càng tăng nếu mảng xanh bị giảm dần trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.