Ban hành bảng giá đất mới sẽ hạn chế phá đấu giá

Chứng kiến những dấu hiệu bị thao túng, phá giá trong các cuộc đấu giá đất thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng cần phải nhanh chóng ban hành bảng giá đất mới để hạn chế tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc.

Theo Điều 159, Luật Đất đai 2024, giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất. Do bảng giá đất của Hà Nội và nhiều địa phương hiện quá thấp nên kéo theo giá khởi điểm rất thấp. Hơn nữa, tiền đặt trước được tính bằng 20% giá khởi điểm cũng rất thấp, tạo ra sức hấp dẫn thu hút nhiều người tham gia.

Tại các phiên đấu giá gần đây, nhiều người sẵn sàng “thi đấu”, trả giá cao với tâm lý “cùng lắm là mất tiền đặt trước”. Từ đó tạo ra những màn so kè trong trả giá và sẵn sàng phá cuộc đấu giá khi không thực hiện được mục đích.

Để chấn chỉnh tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đỉnh - chuyên gia pháp lý bất động sản, cho rằng: “Các địa phương cần thực hiện nghiêm quy định của Luật Đất đai 2024. Đồng thời, sớm rà soát để điều chỉnh, cập nhật bảng giá đất, đảm bảo nguyên tắc thị trường. Khi giá khởi điểm trong đấu giá đất được kéo sát giá thị trường và tiền đặt trước tăng theo, các cuộc đấu giá sẽ trở nên chuyên nghiệp, lành mạnh hơn, thay vì tình trạng lộn xộn thời gian vừa qua”.

Được biết, giá đất ở hiện tại của Hà Nội đang được áp dụng theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Theo đó, giá đất ở tại Sóc Sơn từ 660.000 đồng đến 909.000 đồng/m2, giá đất ở tại xã Quang Tiến là 660.000 đồng/m2. Còn tại xã Đỗ Động (huyện Thanh Oai), giá đất ở được tính từ 420.000 đồng đến 904.000 đồng/m2 tùy theo vị trí, khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính, nhiều lần thay đổi quy hoạch, Hà Nội đã có những bước chuyển mình vượt bậc, dần trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Bảng giá đất mới vừa được UBND thành phố Hà Nội ban hành được cho là sát với giá thị trường đã và đang tạo cơ sở pháp lý cho việc tính tiền sử dụng đất. Từ đó, phần nào tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường, tránh tình trạng các đối tượng lợi dụng trục lợi “găm hàng, thổi giá” nhằm gây nhiễu loạn thị trường như trong thời gian qua.

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi HĐND thành phố trả lời các kiến nghị của cử tri, trong đó có nội dung đề nghị tháo gỡ khó khăn, cấp đất dịch vụ cho người dân có đất thu hồi thực hiện các dự án tại huyện Quốc Oai, huyện Mê Linh.

Theo CBRE Việt Nam, nguồn cung bất động sản gắn liền với đất, bao gồm nhà phố và biệt thự tại Hà Nội dự kiến vượt 7.000 căn trong năm 2025.

Tính đến tháng 12/2024, Tổ công tác Bộ Xây dựng đã xử lý 191/191 kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 210 dự án bất động sản.

Những tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, giá đất nền ven đô đang giảm và chững lại, giao dịch cũng rất ít và có nguy cơ đóng băng thị trường. Bởi, giá nhà, đất đã neo lên quá cao trong một thời gian dài.