Bản sắc văn hóa Hà Nội qua trình diễn thực cảnh

Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.

Hòa mình vào đời sống thường nhật của một gia đình Hà Nội xưa những năm 30 của thế kỷ trước, bào chế thuốc Đông y gia truyền, nếm thử các dược liệu, hay thưởng thức trà thuốc thơm ngát,... đây là những điều thú vị mà khán giả đã được trải nghiệm tại show thực cảnh tương tác “Chuyện phố Hàng”, ngay tại ngôi nhà di sản 130 năm tuổi ở số 87 Mã Mây, phố cổ Hà Nội. Show diễn lấy cảm hứng từ hình ảnh và những câu chuyện lịch sử có thật của một gia đình trung lưu có truyền thống làm thuốc Đông y từ nhiều đời, khiến du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác.

Trình diễn thực cảnh tương tác là một hình thức biểu diễn mới mẻ, nơi ranh giới giữa sân khấu và đời thực được xóa nhòa. Khán giả không chỉ là người xem mà còn trở thành một phần của câu chuyện, tương tác trực tiếp với diễn viên và bối cảnh. Chính sự kết nối này đã khiến mỗi buổi diễn là một trải nghiệm độc nhất.

Tái hiện một đám cưới Hà Nội thập niên 1980, show diễn “Chuyện phố thời bao cấp” tại sự kiện “Đêm Trúc Bạch” cũng để lại ấn tượng mạnh khi đưa khán giả ngược thời gian trải nghiệm cuộc sống giản dị nhưng đầy tình nghĩa trong thời kỳ bao cấp, từ tình yêu đôi lứa đến tình làng nghĩa xóm.

Nếp sống sinh hoạt, đời sống tinh thần… cũng là những giá trị di sản phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển. Với các sân khấu trình diễn thực cảnh tương tác, Hà Nội hiện lên qua từng lát cắt của vẻ đẹp lịch sử, truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ, giúp khán giả có được những góc nhìn, trải nghiệm kết nối sâu sắc hơn với bản sắc văn hóa Thủ đô thông qua nghệ thuật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bắt đầu từ tối 24/1, di tích Kỳ đài Hà Nội thuộc Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long sẽ được chiếu sáng mỹ thuật bằng hệ thống đèn hiện đại.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ, bút nghiên lại trở nên quen thuộc trên khắp phố phường. Phong tục khai bút và xin chữ đầu năm không chỉ tôn vinh tri thức mà còn gửi gắm những ước vọng may mắn, tài lộc, bình an trong năm mới.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 36km về phía Nam, làng nghề làm tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã có tuổi đời khoảng một thế kỷ. Nghề làm tăm ở đây nhộn nhịp suốt cả năm nhưng sôi động hơn cả là vào những ngày cận Tết. Ngay từ đầu làng, màu đỏ của chân hương như càng rực rỡ dưới ánh nắng, thu hút ánh nhìn của bất kì du khách nào ghé thăm.

Hội chữ Xuân Ất Tỵ đã khai mạc tại Hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ngày 23/1.

Nhiều tôn giáo, tín ngưỡng thường hứa hẹn sự giải thoát ở kiếp sống khác. Nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu lại cho con người những giá trị thăng hoa ngay cõi tạm.

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến rất gần, những ngày này, làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã ngập tràn sắc hồng của hoa đào và nhộn nhịp người vào ra chọn mua đào chơi Tết.