Bản sao số, dấu ấn người Việt tại London
Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2000, với mong muốn, để làm sao có những đột phá trong nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Xuân Huấn đã quyết định đi du học và làm nghiên cứu sinh tại Úc.
Có lẽ thói quen và đam mê nghiên cứu đã làm thay đổi định hướng nghề nghiệp khi Giáo sư Huấn quyết định ở lại trong môi trường học thuật sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, với một loạt các vị trí giảng viên tại các trường đại học ở Vương Quốc Anh, bắt đầu từ năm 2007. Đến năm 2016, ông được phong phó giáo sư. Năm 2019, ông trở thành giáo sư và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật điện và truyền thông.
Giáo sư Huấn đã có kinh nghiệm giảng dạy ở nhiều trường đại học lớn trên thế giới như trường Đại học Glasgow Caledonian, Đại học Swansea, Đại học New South Wales, Úc, Đại học Kỹ thuật Berlin, Cộng hoà Liên bang Đức. Từ năm 2011 cho đến nay, Giáo sư Huấn giảng dạy tại trường Đại học Middlesex. Bên cạnh đó, ông cũng trở về và giúp cho nhiều trường đại học tại Việt Nam.
Tôi đã biết Huấn được 11 năm kể từ khi tôi giảng dạy tại Đại học Middlesex, lúc đó anh ấy được bổ nhiệm làm cố vấn cho tôi. Anh ấy là một cố vấn tuyệt vời và cho tôi những lời khuyên rất hữu ích, giúp tôi vượt qua chính mình trong rất nhiều thử thách và phấn đấu trở thành một người xuất sắc. Vì vậy, sự đồng hành của anh ấy đã giúp định hình sự nghiệp của tôi suốt những năm qua.
PGS. TS Ramona Trestian – Đại học Middlesex, Vương quốc Anh.
Khoảng hai năm gần đây thì chính phủ Anh bắt đầu đầu tư rất lớn cho nghiên cứu về bản sao số. Nhưng trước đó, năm 2020, Trung Tâm Nghiên cứu Bản sao số tại London do Giáo sư Huấn thành lập là một trong những trung tâm đầu tiên của nước Anh về lĩnh vực này. Việc đi trước, đón đầu xu hướng, tạo ra tầm ảnh hưởng đã mở ra nhiều dự án do Giáo sư Huấn đã và đang chủ trì với nhiều lĩnh vực trong suốt 4 năm qua như:
- Kết hợp với đối tác Siemens/Festo và đối tác IIIT từ Ấn Độ để tạo ra mô hình bản sao số cho giám sát nhà máy.
- Một số dự án về IoT cho nông nghiệp thông minh.
- Bản sao số để tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống y tế khi xảy ra đại dịch kết hợp với nhiều bệnh viện ở Indonesia.
- Dự án bản sao số để bảo tồn và khôi phục các di sản văn hoá.
- Nghiên cứu công nghệ bản sao số nhằm tăng hiệu quả và tự động hoá trong Open RAN cho thế hệ mạng viễn thông 6G.
- Hay như mới đây, Giáo sư Huấn bắt đầu triển khai nghiên cứu bản sao số dùng để dự đoán khả năng diễn biến bệnh nhân đột quỵ được tài trợ bởi Viện Khoa Học Y Tế Vương Quốc Anh kết hợp với đối tác chính là Trung tâm đột quỵ Bach Mai, Trường Đại học Y Dược của Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Oxford.
Những năm qua, tôi đã chứng kiến Giáo sư Huấn điều hành các cuộc thảo luận về công nghệ 5G/6G và bản sao số một cách rất nhiệt tình trong nhiều diễn đàn. Ông cũng tích cực kết nối, cộng tác với các bên liên quan trong ngành và điều phối việc tham gia vào các cuộc họp, sự kiện, hội thảo và tọa đàm về dự án có liên quan. Tôi luôn trân trọng sự hỗ trợ, hợp tác của chúng tôi và đánh giá cao vai trò lãnh đạo mà ông mang lại trong bối cảnh quốc tế.
Ông Ramesh Sriraman - Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ đa quốc gia HCL, Ấn Độ.
Giám sát sức khỏe công trình cầu tại Việt Nam, cụ thể trong việc sửa chữa cầu Thăng Long là dự án nghiên cứu công nghệ bản sao số, trường hợp có tính ứng dụng thực tế cho quê hương, được tài trợ bởi chính phủ Anh cho giai đoạn đầu là hai năm, Giáo sư Huấn đã cùng các thành viên dự án tham gia xây dựng mô hình Digital Twin cho cầu, thử nghiệm và hình thành phương án sửa chữa mặt cầu thông qua công nghệ bản sao số này. Việc thẩm định mô hình và phương án được thực hiện thông qua một phần cầu được xây dựng ngay trong phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Giao thông Vận tải.
Khi thực hiện các dự án, Giáo sư Nguyễn Xuân Huấn luôn trăn trở về phần ảnh hưởng các nghiên cứu của mình, với mong muốn, để làm sao có những đột phá trong nghiên cứu, từ đó mang tính ứng dụng cao hơn, đặc biệt phục vụ ngay cho chính công tác giảng dạy, trở thành giáo cụ trực quan sinh động cho học viên ngành.
Là Trưởng nhóm nghiên cứu 5G/6G & IoT, kiêm nhiệm nhiều vai trò khác tại Trường Đại học Middlesex, Giáo sư Huấn còn là thành viên cao cấp của Hiệp Hội Kỹ sư Điện và Điện tử IEEE (Mỹ), thành viên cao cấp của Học viện Giáo dục Đại học. Ông cũng tham gia đánh giá thường xuyên cho tất cả các hội thảo hàng đầu thế giới trong gần 20 năm qua.
Gần đây, Giáo sư Nguyễn Xuân Huấn cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu, xây dựng thành công dự án nông nghiệp thông minh, mô hình này có thể ứng dụng được ở cả quy mô hộ gia đình lẫn quy mô nông trại, kiểm soát tự động giúp tiết kiệm tài nguyên nước và năng lượng, hạn chế phát thải. Dự án được đánh giá phù hợp với mục tiêu phát triển chiến lược của Liên hợp quốc và nhận được hỗ trợ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam.
Là Chủ tịch Hội Trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh và Ai-len từ năm 2021, trong suốt thời gian hơn ba năm qua, Giáo sư Nguyễn Xuân Huấn đã dành sức lực và sự tận tụy để phục vụ cho mục tiêu của tổ chức, đó là tạo ra một môi trường thúc đẩy sự phát triển, hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và chuyên gia Việt Nam, từ đó góp phần vào sự tiến bộ, phát triển cộng đồng các trí thức Việt tại Anh nói riêng và hai quốc gia nói chung.
Vừa gia đình, vừa công việc nghiên cứu, giảng dạy, lại đứng đầu hội trí thức, nhiều lúc rất khó thu xếp thời gian, nhưng ông coi đây là cơ hội để phát triển và khám phá khả năng của mình.
Luôn khiêm tốn không nhận mình là một người thành công, bởi với Giáo sư Huấn, mỗi nấc thang quan trọng nhất trong sự nghiệp để có được thành quả như ngày hôm nay đều xuất phát từ hai từ: Đất Nước. Mong muốn riêng này hòa cùng mục tiêu chung đó là xây dựng một cộng đồng trí thức Việt phát triển mạnh mẽ, người đi trước với nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ cùng người đi sau, tạo sức mạnh tập thể, có như vậy mới nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Với chặng đường đầy tự hào gần 25 năm, những nghiên cứu có tính ứng dụng cao của Giáo sư Nguyễn Xuân Huấn đã giúp giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu, cũng như ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển của Việt Nam.
Luôn đau đáu một tình yêu quê hương, cống hiến cho tổ quốc, Giáo sư Huấn mong muốn những nghiên cứu của mình sẽ góp sức tạo một nền móng vững vàng để ghi dấu ấn cùng người Việt khắp năm châu.
Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.
40 giáo viên và tình nguyện viên dạy tiếng Việt từ 9 quốc gia trên thế giới đã về nước tham gia tập huấn do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Lễ hội ẩm thực và giao lưu văn hóa Việt Nam - Malaysia vừa diễn ra tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Hơn 100 quầy hàng ẩm thực Việt Nam tại sự kiện đã giới thiệu món ngon ba miền đến với bạn bè quốc tế và Malaysia.
Giải bóng đá người Việt ở miền Nam nước Đức đã vừa được tổ chức thành công tại thành phố Rosenheim, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình 10 năm phát triển của FC Vietnam Rosenheim (2014-2024).
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán của Việt Nam ta, thế nhưng tại miền Tây nước Úc thì mùa xuân bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến hết tháng 11. Vì vậy, cộng đồng người Việt Nam tại đây đã vừa đón Tết cổ truyền sớm.
“Xuân Quê hương” (Vietnamese Spring Festival) là sự kiện đầu tiên do Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Bắc Úc và Tây Úc, kết hợp với trường Đại Học Tây Úc (UWA) tổ chức tại Tây Úc, với mục tiêu giới thiệu nét đẹp văn hóa và quảng bá giá trị truyền thống Việt Nam tại xứ sở chuột túi.
0