Bảng giá đất có thể đẩy giá bất động sản

Bộ Xây dựng cho rằng việc áp dụng bảng giá đất mới theo quy định có thể gây ra tác động dây chuyền, kích hoạt mặt bằng giá bất động sản, nhà ở tăng lên 15-20% so với trước đây.

Nguyên nhân chính là do các chi phí cấu thành giá nhà ở và bất động sản bao gồm 7 khoản, trong đó nổi bật là: tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng, thuế và các loại phí liên quan. Do đó, bảng giá đất mới sát giá thị trường sẽ kéo theo sự tăng lên của các chi phí liên quan đến đất đai như giải phóng mặt bằng, đền bù, thuế và phí.

Đáng chú ý, tiền sử dụng đất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí dự án nhà ở, dao động từ 7-20% đối với dự án chung cư cao tầng và từ 25-50% đối với dự án biệt thự, liền kề. Ngoài ra, mức giá giữa các dự án có sự chênh lệch do phụ thuộc vào vị trí và điều kiện hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm BĐS còn được cấu thành từ chi phí đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chi phí vốn vay, chi phí bán hàng và thuế.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hầu hết các chi phí này "ít biến động", thậm chí chi phí vốn vay còn có xu hướng giảm theo mặt bằng lãi suất. Do đó, những yếu tố này không phải là nguyên nhân làm tăng giá nhà ở trong thời gian qua.

Trước tình hình trên, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ việc ban hành bảng giá đất mới tại các địa phương và có giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của bảng giá này đối với giá nhà ở và cung cầu thị trường.

Đồng thời, Bộ cũng khuyến nghị các doanh nghiệp BĐS tìm cách giảm giá thành sản phẩm bằng việc tiết giảm chi phí và áp dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ để đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu gói tín dụng mới trị giá 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội (NƠXH) trong tháng 10.

UBND TP. Hà Nội đã trình HĐND Thành phố xem xét, cho ý kiến đối với Chương trình phát triển đô thị TP. Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND TP khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong nỗ lực thay đổi theo hướng “xanh hóa”, ngày càng nhiều công trình xanh được xây dựng; nhiều dự án, công trình đã sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

Sau hơn hai tháng triển khai Nghị định 94/2024 về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản, Nghị định được đánh giá là giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn với nhà ở xã hội (NƠXH).

Trong quý III/2024, ngành bán lẻ, văn phòng tại thị trường TP.HCM tiếp tục đạt kết quả hoạt động tích cực nhờ vào sự mở rộng của nhiều chuỗi thương hiệu và nhu cầu thuê mạnh mẽ từ các nhóm khách thuê chính.

Mặc dù thị trường cho thuê nhà nguyên căn phát triển khá nhộn nhịp nhưng nhiều người đi thuê lại khó có thể lựa chọn được nơi thuê ưng ý.