Bảng giá đất mới gỡ vướng cho dự án bất động sản

Bảng giá đất mới được Thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. Theo đó, mức giá tại từng khu vực, vị trí được xác định cụ thể sẽ góp phần đẩy nhanh thủ tục đầu tư, giúp khởi động các dự án bất động sản đang gặp vướng mắc do phải chờ bảng giá đất mới.

5 năm trở lại đây, rất ít dự án BĐS được triển khai xây dựng. Nhiều dự án đắp chiếu hàng chục năm do vướng mắc về thủ tục pháp lý. Trên địa bàn Thành phố hiện đang có 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ đang được rà soát, xử lý.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho biết: “Một số dự án đã kế hoạch rồi nhưng khâu bồi thường GPMB chưa đạt được. Các dự án đó không thể thực hiện được sẽ tổn thất cho xã hội rất lớn. Do đó bằng cách nào đó, chúng ta nên tháo gỡ hài hoà giữa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Bởi vì nếu dự án treo thì quy hoạch cũng treo và người dân rất là khổ cực”.

Ông Đinh Quốc Thái - Chuyên gia đô thị cho biết: “Những dự án treo đấy có rất nhiều nguyên nhân, mà mỗi dự án lại có những nguyên nhân khác nhau. Đó là một bài toán nan giải mà các nhà quản lý cũng đang phải từng bước thực hiện vì mỗi dự án sẽ có tính pháp lý khác nhau. Mà đã liên quan đến tính pháp lý thì phải xử lý một cách thận trọng, từng bước và đưa ra những giải pháp. Nếu có điều chỉnh, thay đổi thì cũng phải là giải pháp căn cơ, thận trọng”.

Bảng giá đất được điều chỉnh tăng. Người dân được hưởng lợi khi có nhà, đất bị thu hồi. Chính quyền các địa phương cũng có nhiều thuận lợi trong công tác giải phóng mặt để triển khai các dự án.

Ông Lê Tuấn Tú - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín cho biết: “Một yếu tố rất quan trọng, đó là đơn giá bồi thường. Ở đây nó là điểm mấu chốt trong việc giải phóng mặt bằng. Bởi lẽ bảng giá đất mới sẽ tạo thuận lợi cho chúng tôi dễ dàng hơn trong công tác giải phóng mặt bằng, có cơ sở tiếp cận gần với giá thị trường mà người dân có thể chấp nhận được và đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện”.

Thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án sẽ nhanh hơn. Thủ tục đầu tư cũng được rút ngắn. Căn cứ vào bảng giá đất, doanh nghiệp cũng có cơ sở để tính toán về hiệu quả khi thực hiện các dự án đầu tư.

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho biết: “Việc ban hành bảng giá này là một động thái cần thiết để gỡ nút thắt thể chế theo hướng chúng ta sẽ có nền tảng giá để từ đó các hoạt động tính giá đất đền bù, triển khai dự án được suôn sẻ”.

Bảng giá đất mới đã tạo động lực cho các doanh nghiệp BĐS tái khởi động dự án. Nguồn cung dồi dào, giá nhà, đất trở về đúng giá trị thực, góp phần để thị trường trở lại lành mạnh và phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trái ngược với đà tăng giá phi lý, vượt xa giá trị thực của phân khúc bất động sản thấp tầng, lợi suất cho thuê gồm nhà riêng, nhà phố và đất nền vừa trở về mức của đầu năm 2021 là 3%/năm.

Ô đất tại địa chỉ 94 Lò Đúc đã được thành phố Hà Nội giải phóng mặt bằng từ năm 2013, nhưng đến nay dự án vẫn bỏ hoang, gây lãng phí. Trao đổi tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đã yêu cầu các sở, ngành loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với dự án này.

Theo kế hoạch, ngày 11/1/2025, huyện Ba Vì sẽ tổ chức đấu giá 51 thửa đất tại 4 xã Phú Sơn, Đồng Thái, Thụy An và xã Phú Phương.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất thổ cư đã được quy định rất rõ trong Luật Đất đai 2024. Để thực hiện, người dân có thể tìm hiểu những quy định mới trong Nghị định 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 4 ô đất: CT1, CT2, LK1.2 và NT thuộc dự án Khu chức năng đô thị ĐM1, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Triển khai nhiệm vụ năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai sau sáp nhập.