Bánh trôi, chay ngày tết Hàn thực

Tết Hàn thực, hay tết bánh trôi bánh chay, rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Trong truyền thống văn hóa của người Việt, đây là một trong những ngày để thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên, cũng là dịp quan trọng để gia đình sum họp, thể hiện tình cảm bằng cách chung tay nặn bánh trôi, bánh chay, dâng lên thờ cúng ông bà.

Suốt hàng chục năm qua, bà Thanh ở thôn Phú Thượng và những người trong gia đình vẫn đều đặn nặn bánh trôi, bánh chay để đem bán mỗi dịp đón Tết Hàn thực của người Hà Nội.
Công việc nặn bánh trôi, bánh chay diễn ra cả đêm, để kịp mang ra chợ.
Khác với ngày rằm hay mùng Một, vào ngày tết Hàn thực, mặt hàng bánh trôi, bánh chay bán chạy nhất.
Nặn bánh trôi ngày tết Hà Thực là một nét văn hóa đẹp mà bao đời nay người HN vẫn gìn giữ trong mỗi gia đình.
Dù có bận rộn đến đâu, người ta vẫn luôn nhớ và thực hành nó đều đặn mỗi năm một lần, như cách để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và cũng là để gắn kết các thành viên trong gia đình.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội đã chọn cách thuê bảo mẫu cao cấp để trông nom con cái trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Đây là một hình thức chăm sóc trẻ khá phổ biến ở các nước phát triển, nhưng mới nở rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây.

Ở Hà Nội có một con phố nổi tiếng với nghề đóng khung tranh, đó là phố Nguyễn Thái Học. Tại đây luôn có đến hàng trăm xưởng sản xuất, chế tác và cửa hàng bán khung tranh các loại. Do nhu cầu chơi tranh và làm đẹp cho những bức tranh của người Hà Nội ngày càng nhiều và cầu kỳ nên những người thợ làm khung tranh nơi đây luôn làm không hết việc.

Với những người cao tuổi, uống bia hơi chính là một phần của nhịp sống chỉ có ở Hà Nội, nơi mà việc thưởng thức bia hơi không chỉ là một thói quen, mà còn là một nét văn hóa, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.

Tiện lợi, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng,… đó chính là lý do khiến cho những cửa hàng gội đầu bình dân trong các khu dân cư đông đúc hiếm khi vắng khách.

Để tránh nắng nóng tháng 7, những người nông dân ở ngoại thành Hà Nội lấy đêm làm ngày, chong đèn ra ruộng cấy lúa cho vụ mùa mới.

Về quê vào kỳ nghỉ hè, trẻ em hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm những trò chơi tuổi thơ và có thời gian sống cùng ông bà, họ hàng.