Bảo đảm bình ổn giá và nguồn cung hàng hoá

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm nay, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu tại thị trường trong nước luôn được bảo đảm, giá tương đối bình ổn, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 3 triệu tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường hàng hóa tiếp tục được bình ổn khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan điều tiết và các doanh nghiệp sản xuất, phân phối.

Siêu thị Co.opmart Hà Nội là một trong những đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá. Họ cho biết, mỗi khi thị trường có biến động, các giải pháp về nguồn cung và giá cả hàng hóa luôn được thực hiện tốt. Đặc biệt, các dòng sản phẩm nhãn hàng riêng luôn được áp dụng mức giá hợp lý nhất.

Nguồn cung và giá cả các mặt hàng hóa thiết yếu cơ bản được ổn định.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi luôn chủ động phối hợp với các nhà cung cấp liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi tại 800 điểm bán trên toàn quốc. Trước, trong và sau Tết đến giờ, hàng hóa và giá cả của chúng tôi vẫn luôn ổn định đến giờ".

"Mặc dù mức lương của công chức viên chức tăng nhưng chúng tôi vẫn giữ được giá bình ổn. Ngoài giá bình ổn đó chúng tôi còn thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu cho người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm”, bà Dung cho biết thêm.

Theo người tiêu dùng, từ đầu năm tới nay nguồn cung và giá cả các mặt hàng hóa thiết yếu cơ bản được ổn định, không có sự biến động quá lớn. Họ tin tưởng sự tăng lương cơ bản từ 1/7 sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mặt bằng giá.

Ông Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, từ ngày 1/7/2024 tăng lương cơ sở, điều này có thể gây tâm lý giá cả hàng hóa tăng theo lương. Nhưng, với những giải pháp mà Chính phủ và các bộ ngành đưa ra thì thị trường vẫn tiếp tục được giữ ổn định.

Ông Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế cho hay: “Trong vấn đề lương tăng, giá tăng, thì vấn đề quan trọng nhất là Nhà nước phải kiểm soát. Khả năng tăng lương có tác động đến lạm phát hay không thì qua phân tích ta thấy khó có khả năng. Bởi vì tỷ lệ lương trong lĩnh vực công mặc dù rất lớn, ví dụ từ năm 2024 – 2026, Bộ Tài chính đã chuẩn bị một lượng tiền rất lớn khoảng 936 nghìn tỷ. Với cái đó, với lương của khu vực công so với khu vực tư nhân thì còn thấp. Cho nên mức tăng như hiện nay là cao nhất từ trước tới nay 30% thì cũng không có tác động”.

Bộ Công thương dự báo trong thời gian tới, với các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện. Các mặt hàng thiết yếu cũng như cung cầu không có biến động lớn nên thị trường sẽ tương đối bình ổn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lĩnh vực sản xuất của các nước ASEAN và Trung Quốc đều duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 12/2024, nhưng đà tăng đã chậm lại so với tháng trước.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond, ông Tom Barkin đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát gia tăng trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Hà Nội trong năm 2024 phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm tăng 5,9% so với 2023.

Theo quy định tại Nghị định 01/2025, bắt đầu từ ngày 1/3/2025, các thương nhân xuất khẩu gạo chỉ phải báo cáo Bộ Công Thương và Sở Công Thương về lượng thóc, gạo tồn kho định kỳ hàng tháng, thay vì báo cáo mỗi tuần như trước.

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn đề nghị 9 ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.

Tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế là một trong những giải pháp hiệu quả của ngành thuế nhằm chống thất thu thuế. Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11/2024, ngành thuế đã ban hành gần 59.000 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền nợ thuế là trên 80.000 tỷ đồng.