Báo động biến đổi khí hậu toàn cầu| Nhìn ra thế giới| 16/10/2023

Biến đổi khí hậu cũng đang làm gia tăng tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng, gây hạn hán và ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Trong năm nay, tình trạng nắng nóng bất thường đã và đang diễn ra tại nhiều quốc gia, cả ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

Các quốc gia trên khắp châu Âu đã trải qua tháng 9 nóng kỷ lục với thời tiết ấm áp hơn mức bình thường và dự báo nhiệt độ cao sẽ tiếp diễn trong tháng 10. Người dân thủ đô London, Anh, đang trải qua một mùa thu nóng như mùa hè, khi nhiệt độ cao hơn 10 độ C so với mức thông thường. Nhiệt độ trong tuần đầu tháng 10 tại London ở mức 25-26 độ C, trong khi vào thời điểm này trong năm, nhiệt độ thường chỉ ở mức 15 độ C. Nằm trên rìa vòm nhiệt ở Tây Âu, London đang phải hứng chịu nhiệt độ cao hơn mức trung bình từ 9-10 độ C, làm dấy lên lo ngại về biến đổi khí hậu. Anh đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất trong tháng 10 kể từ năm 2019 vào ngày 08/10 vừa qua. Các chuyên gia thời tiết cảnh báo, El Nino cũng có thể khiến nhiệt độ giảm mạnh và tuyết rơi dày đặc ở Anh vào tháng 12.

NẮNG NÓNG KÉO DÀI BẤT THƯỜNG Ở NHẬT BẢN

Sau mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận những ngày mùa thu nóng bất thường. Nhật Bản đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hè năm nay với nhiều ngày ghi nhận nhiệt độ 38⁰C, thậm chí lên tới 40⁰C ở hai thành phố vào đầu tháng 8. Mức nhiệt mùa hè ở Nhật Bản năm nay cao nhất kể từ năm 1898, theo dữ liệu thu thập từ 15 địa điểm trên khắp đất nước trong khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 8. Thời tiết đã bớt khắc nghiệt kể từ đầu tháng 9 nhưng không đáng kể. Theo trung tâm khí tượng Tokyo, đợt nắng nóng kỷ lục tại Nhật Bản năm nay là hậu quả của sự kết hợp giữa El Nino và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Thời tiết nắng nóng bất thường sẽ tiếp tục kéo dài cho tới khi sang tháng 10. Trung tâm Khí tượng Tokyo dự báo mùa đông năm nay có lượng tuyết rơi ít hơn bình thường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động du lịch tại đất nước này. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự đoán từ tháng 9 này đến tháng 11 tới ở Nhật Bản nhiệt độ cao có thể sẽ tiếp tục kéo dài.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY NẮNG NÓNG BẤT THƯỜNG Ở NAM MỸ

Tình trạng ấm lên toàn cầu là nguyên nhân chính gây ra đợt nắng nóng dữ dội thiêu đốt Nam Mỹ trong những tháng gần đây. Mặc dù hiện nay đang là thời điểm cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân ở khu vực Nam bán cầu, tuy nhiên các số liệu do cơ quan khí tượng thế giới công bố cho thấy, nền nhiệt tại khu vực Nam Mỹ đã tăng thêm 4,3 độ, lên tới 40 độ C ở phần lớn các nước Brazil, Paraguay, Bolivia và Argentina. Nắng nóng bất thường cũng đã khiến nhiều trường hợp tử vong trong khu vực. Trong khi đó, Tổng cục Khí tượng Chile cho biết nước này sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao hơn mức trung bình trong thời gian tới do hiện tượng thời tiết El Nino và tình trạng biến đổi khí hậu. Nhiệt độ cao nhất ở Chile tập trung ở khu vực thủ đô và miền Nam trong bối cảnh nước này đã phải hứng chịu hạn hán trong hơn một thập kỷ, với những vụ cháy rừng tàn phá đất nước vào mùa hè năm ngoái. Nghiên cứu khẳng định, hiện tượng El Nino năm nay đã góp phần đẩy nhiệt độ lên cao hơn, nhưng đó chỉ là một yếu tố nhỏ so với biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cảnh báo nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu vượt hơn 2 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, các đợt sóng nhiệt tương tự trong khu vực được dự đoán sẽ xảy ra mỗi 5-6 năm/lần.

THIẾU NƯỚC DO HẠN HÁN TẠI BOLIVIA

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các dòng sông băng ở dãy Andez ở Bolivia, nơi cung cấp nước ngọt cho các vùng đất ngập nước, suối và đập xung quanh. Người dân El Alto chỉ có thể tiếp cận nguồn nước vào một số thời điểm nhất định. 

Mặc dù các nhà chức trách Bolivia tự tin rằng trữ lượng nước sẽ có đủ cho đến tháng 12, khi mùa mưa đến, nhưng thời điểm hiện tại, đất đai ở phía Tây Bolivia từng rất màu mỡ nay đã trở thành đất cát, đe dọa đến sinh kế của nhiều người dân tại El Alto vốn chủ yếu theo nghề chăn nuôi gia súc và trồng rau. Hàng trăm nghìn gia đình, diện tích đất trồng trọt và chăn nuôi gia súc rộng lớn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước.

Bolivia đã trải qua những tháng có nhiệt độ khắc nghiệt nhất vào tháng 8 và tháng 9, thời điểm thông thường là những tháng có nhiêt độ mát mẻ ở nước này. Các nhà khoa học cảnh báo, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng với hình thái thời tiết El Nino sẽ xuất hiện vào tháng 12, có khả năng làm thay đổi dự báo thời tiết và tăng nhiệt độ.

Các nhà khoa học cho biết, El Nino có thể gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan từ cháy rừng đến bão lũ và hạn hán ở một số khu vực và lượng mưa tăng cao ở những khu vực khác.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang trải qua những hình thái thời tiết bất thường, gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Theo cảnh báo của các nhà khoa học, nếu không có giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ quả của những đợt nắng nóng sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Các nhà khoa học cũng đánh giá, thời tiết khắc nghiệt gia tăng là sự tái khẳng định tính cấp thiết của việc cắt giảm khí thải nhà kính trên quy mô toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ukraine kỳ vọng vũ khí tầm xa sẽ giúp ngăn chặn các bước tiến của Nga ở miền Đông Ukraine và tăng thế tấn công cho Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra cảnh báo đanh thép rằng nếu hạn chế này được dỡ bỏ nghĩa là phương Tây đang tham gia trực tiếp vào cuộc chiến với Nga.

Theo quy định mới được một số quốc gia châu Âu ban hành, bắt đầu từ năm học này, học sinh sẽ không được giữ điện thoại di động bên mình trong suốt cả ngày học; Tất cả trường học ở Gaza vẫn đóng cửa sau 11 tháng xung đột.

Một cuộc tranh cãi gay gắt đang diễn ra công khai giữa người giàu nhất thế giới Elon Musk và một thẩm phán của Tòa án Tối cao của Brazil. Cuộc chiến pháp lý của X với Tòa án Tối cao Brazil đặt ra những câu hỏi lớn về ranh giới giữa chống lại thông tin sai lệch và bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã trở thành tâm điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024. Bà Harris được đánh giá có màn tranh luận thuyết phục hơn, trong khi ông Trump dường như đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chiến thuật tranh cử trước một đối thủ hoàn toàn mới, trẻ và năng động hơn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần trước từng phát biểu với hãng tin Sky News rằng Ukraine sẽ giữ vùng lãnh thổ Kursk như một phần quan trọng trong kế hoạch chiến thắng của ông nhằm chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực khi Nga đang phản công mạnh ở đây. Trong khi đó, liệu việc phương Tây dự định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga có thể thay đổi cục diện xung đột?

Bão lũ đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới từ châu Á, châu Phi tới Châu Mỹ, cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây lũ lụt, lở đất, phá hủy nhà cửa và cô lập cộng đồng dân cư ở nhiều nơi.