Báo động lượng CO2 từ năng lượng hóa thạch tăng kỷ lục
Trong đó, khí thải từ năng lượng hóa thạch vẫn chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải là 36,8 tỷ tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái. Lượng CO2 còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động sử dụng đất của con người như sản xuất nông nghiệp, phá rừng, hoặc hiện tượng tự nhiên như cháy rừng.
Một số quốc gia gây ô nhiễm lớn đã đạt mức phát thải CO2 giảm trong năm nay - bao gồm mức giảm 3% ở Mỹ và mức giảm 7,4% trên toàn Liên minh Châu Âu (EU). Thế nhưng một số quốc gia dự kiến sẽ chứng kiến lượng CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tăng, do nhu cầu sử dụng than đá, dầu và khí đốt gia tăng trong quá trình phục hồi sau thời gian đại dịch Covid- 19. Trong đó, lượng khí thải CO2 tăng hơn 8% ở Ấn Độ, khiến nước này hiện vượt qua EU để trở thành khu vực phát thải nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba thế giới. Ở các quốc gia này, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đang vượt xa việc triển khai đáng kể năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, khí thải từ ngành hàng không cũng tăng 28% trong năm nay khi ngành này đang dần phục hồi từ mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch.
Mặc dù thảm thực vật và các đại dương trên thế giới tiếp tục hấp thụ khoảng 50% trong tổng lượng khí thải CO2 của năm 2023, nhưng phần còn lại tích tụ trong bầu khí quyển và đang khiến Trái đất ngày càng nóng lên. Các chuyên gia nhận định có khả năng sự ấm lên toàn cầu sẽ vượt quá ngưỡng 1,5 độ C trong thỏa thuận Paris vào năm 2030, có nghĩa là chỉ trong 7 năm tới.
Cho đến nay, việc đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Nhiên liệu hóa thạch là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại - ngay cả với sự phát triển của năng lượng tái tạo, nhiên liệu hóa thạch vẫn tạo ra khoảng 80% năng lượng của thế giới.
Chính vì vậy, đàm phán loại bỏ nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung gây tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28) diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Báo chí Mỹ mới đây đưa tin Iran đang chuẩn bị tấn công Israel, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11, nhằm trả đũa vụ Israel tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào hàng loạt mục tiêu quân sự của Iran hôm 26/10.
Vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, cuộc so găng giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn hết sức gay cấn. Hầu hết, các chuyên gia nhận định đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất lịch sử nước Mỹ, mọi kịch bản sẽ không loại trừ trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/11 tới.
Gần 200 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét ở vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha. Trận lũ lụt chết người nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ là một lời nhắc nhở đau thương rằng châu Âu chưa chuẩn bị đối phó với hậu quả của bầu khí quyển quá nóng.
Cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục thuộc về đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền. Phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của bên ngoài, không công nhận kết quả bầu cử và cố gắng tìm cách lật ngược kết quả thông qua các cuộc biểu tình và khiêu khích sử dụng vũ lực. Những diễn biến này giống với những cuộc cách mạng màu của những năm trước.
Ngày 31/10, Triều Tiên xác nhận đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là vụ phóng thử ICBM đầu tiên sau gần một năm, cho thấy khả năng tấn công hạt nhân tầm xa tiềm tàng của nước này.
Từ một tỉ phú, ngôi sao truyền hình, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông trở thành vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Dù sẽ còn mất nhiều năm lẫn nhiều giấy mực để các nhà sử học và báo chí nhận định về nhiệm kỳ của ông, nhưng những dấu ấn mà ông tạo ra có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.
0