Báo động ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Những ngày qua, các hệ thống quan trắc chất lượng không khí liên tục đưa ra cảnh báo về các chỉ số ô nhiễm của Hà Nội ở mức nguy hại cho sức khỏe. Hà Nội luôn nằm trong top đầu các thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp hàng chục lần giới hạn cảnh báo của WHO.
Thống kê từ ứng dụng hiển thị chất lượng bầu không khí AirVisual, trong 19 ngày (từ 18/11 đến hôm nay 6/12), chỉ có hai ngày, chỉ số ô nhiễm của Hà Nội ở mức trung bình là 1/12 và hôm nay 6/12 khi trời chuyển mưa, 17 ngày còn lại đều được cảnh báo có chỉ số ô nhiễm ở mức đỏ - có hại cho sức khỏe.
Tương tự, chỉ số đo trên pam air – một ứng dụng về diễn biến chất lượng không khí và cảnh báo ô nhiễm không khí theo thời gian thực trên lãnh thổ Việt Nam liên tục cảnh báo nhiều khu vực ở mức đỏ, tức có hại cho sức khỏe. Cá biệt, có địa điểm cảnh báo ở mức màu tím, đồng nghĩa, rất có hại cho sức khỏe.
Đáng chú ý, sáng ngày 29/11, ứng dụng IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 2 thế giới chỉ sau TP Lahore (Pakistan). Gần đây nhất, ngày 03/12, Hà Nội cũng xếp thứ ba thế giới về ô nhiễm không khí.
Sáng sớm ngày 6/12, thời tiết có mưa, trở lạnh, tắc đường, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến người dân khi tham gia giao thông. Nhưng chỉ ngay khi mưa tạnh, người dân Thủ đô lại gồng mình chống chọi với ô nhiễm không khí.
Nhiều người dân chia sẻ, quần áo vừa giặt xong, phơi chưa kịp khô thì đã bám đầy bụi, hay với những người bệnh, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường lại làm cạn kiệt sức lực nhanh hơn.
Ô nhiễm không khí là vấn đề rất khó tránh trước sức ép đô thị hóa. Tuy nhiên, tại sao trong những ngày qua, các chỉ số đo nồng độ ô nhiễm liên tục ở ngưỡng cảnh báo vượt mức cho phép nhiều lần?
Tiến sỹ Nguyễn Phương Nam - chuyên gia về biến đổi khí hậu cho biết: "Vị trí địa lý và yếu tố thời tiết giao mùa là một trong hai nguyên nhân chính khiến ô nhiễm tại Hà Nội gia tăng. Do nằm vị trí lòng chảo khu Đồng bằng Bắc bộ, Thủ đô tiếp nhận nhiều nguồn phác thải từ hoạt động sản xuất của các địa phương."
Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc tràn xuống lại gặp dòng khí hậu hải dương từ biển thổi vào, dẫn tới sự ngưng trệ của dòng khí. Do đó, việc tẩy rửa không khí ô nhiễm bị hạn chế.
Tuy nhiên, nguyên nhân lớn hơn đến từ chính sự tác động của con người qua các hoạt động hàng ngày, nhất là trong cao điểm cuối năm như gia tăng mật độ phương tiện giai đoạn cuối năm khi nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân rất lớn. Tiếp theo là các hoạt động liên quan xây dựng, sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, việc xử lý chôn lấp rác, đốt rác trong tự nhiên mà không có quy trình xử lý triệt để hoàn toàn cũng ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, những ngày qua thời tiết ở Thủ đô Hà Nội bước vào đợt lạnh, thời tiết hanh khô kèm với đó là tình trạng ô nhiễm không khí, bụi mịn liên tục ở mức cao. Ô nhiễm không khí cộng thêm các tác nhân thời tiết khiến cho nhiều người dân đã phải đến khám và điều trị các bệnh lý hô hấp.
Bác sĩ Bùi Thu Hương - Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: "Tại phòng khám chúng tôi những ngày gần đây ghi nhận gia tăng từ 20-30% bệnh nhân đến khám, tỷ lệ ô nhiễm cũng tác động đến cái đề kháng của hệ miễn dịch đường hô hấp."
TS, BS Nguyễn Xuân Diễn, Phó trưởng Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng cho biết thêm: "Ô nhiễm không khí đi qua đường thở của con người rồi vào phổi, gây ho và thậm chí là cả nhiễm trùng đường hô hấp, đối vớ người co bệnh lý nền thì càng nguy hiểm nhất là với thời tiết giao mùa lạnh đột ngột, cơ thể chưa kịp thích ứng thì người hen suyễn hay bị phổi tắc nghẽn mạn tính rất dễ trở nặng."
Khuyến cáo người dân trong những ngày có cảnh báo về ô nhiễm không khí, đặc biệt, những đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính… nên hạn chế ra đường hay tham gia các hoạt động ngoài trời.
Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
Tây Hồ là địa bàn đông dân cư và có nhiều địa điểm vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách gần xa tìm đến tham quan trải nghiệm, do vậy công tác đảm bảo vệ sinh môi trường luôn là nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo quốc tế “Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong giai đoạn mới”.
Hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của Đường sắt Việt Nam vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.
Đến đầu giờ chiều 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn nỗ lực huy động nhân lực và phương tiện xuồng máy, triển khai nhiều điểm tìm kiếm trên đoạn sông gần hiện trường vụ xe chở rác rơi xuống sông.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) sẽ tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động tương quan với mức lương thị trường, chỉ số giá tiêu dùng để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp.
0