Báo động tình trạng trẻ hóa độ tuổi sử dụng cần sa

Dù biết sử dụng cần sa là phạm pháp, nhưng nhiều đối tượng thanh thiếu niên vẫn cho rằng sử dụng với số lượng ít thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, từ đó lôi kéo thêm nhiều người khác cùng sử dụng. Thực trạng này gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ hóa tội phạm về ma túy cần sa.

Tuy chỉ mới 24 tuổi, nhưng cậu thanh niên Lê Tiến Đạt (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã có mức thu nhập đáng mơ ước khi làm việc tại một đơn vị cho thuê mặt bằng kinh doanh. Thế nhưng, tương lai của cậu phải tạm gác lại bởi bản án về tội danh "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".

Lê Viết Đạt khai nhận: “Ngày hôm đấy tôi hẹn hai người bạn đến Quảng An ngồi nghỉ ngơi, ăn bánh, uống nước. Khi đó tôi có rút điếu cần ra hút một hơi, rồi rủ hai người bạn còn lại cùng hút, ngay lúc đó nhóm của Đạt đã bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Đối với Đạt cũng như với nhiều bạn trẻ khác, cần sa được sử dụng như một phương thức để giao lưu, gặp gỡ bạn bè. Sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về pháp luật đã khiến cho họ bỗng chốc trở thành tội phạm về ma túy cần sa.

700 kg cần sa được trà trộn vào các kiện hàng, đóng hộp dưới vỏ bọc là chè khô bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ.

Tội phạm về ma túy cần sa không chỉ hoạt động đơn lẻ mà còn cấu kết thành băng nhóm, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, hoạt động có tổ chức. Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá đường dây mua bán cần sa qua mạng xã hội, bắt giữ 11 đối tượng, thu giữ gần 700 kg cần sa cùng nhiều tang vật liên quan. Cụ thể, đối tượng cầm đầu điều hành các cấp dưới qua ứng dụng Telegram, Zalo, Facebook… để trao đổi việc mua bán, vận chuyển trái phép cần sa.

Để tránh bị phát hiện, các đối tượng đóng cần sa trong các túi hút chân không, hàn kín để không phát sinh mùi, đồng thời đặt trà trộn vào các kiện hàng, đóng hộp dưới vỏ bọc là chè khô nhằm hạn chế sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Đại tá Trần Quyết Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát ma tuý - Công an thành phố Hà Nội cho hay: “Các đối tượng đã sử dụng phương thức, thủ đoạn thành lập những công ty, hoặc qua các công ty vận chuyển, chuyển phát quốc tế, thành lập các công ty con có địa chỉ tại nước ngoài để vận chuyển trái phép chất ma túy về Việt Nam qua nhiều chặng, nhiều khâu. Các địa chỉ mà các đối tượng cầm đầu chỉ đạo, mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy về Việt Nam, địa chỉ người nhận và người mua không rõ ràng, cụ thể và thường là các thông tin sai”.

Có thể thấy, tình hình tội phạm về ma túy cần sa trong thời gian gần đây đang diễn biến phức tạp, đặc biệt ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Hiện, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ cao để nhận diện các đối tượng cùng thủ đoạn, hành vi, kịp thời phát hiện và triệt phá thành công các đường dây tàng trữ, buôn bán trái phép ma túy cần sa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần đây, không khó bắt gặp trên đường phố Thủ đô những hình ảnh xe ôm công nghệ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến khách hàng cũng như người đi đường. Trong "Talk Cabin" hôm nay, mời quý vị cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh và anh Dương Đức Anh - thành viên ban điều hành cộng đồng Otofun về vấn đề bất cập này.

Công an thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương) vừa ra quyết định tạm giữ đối với giáo viên một trường THCS trên địa bàn thành phố Dĩ An, để điều tra về các hành vi xâm hại đối với học sinh trong trường.

Tối ngày 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, nhân dịp Thủ tướng Lý Cường sang thăm chính thức Việt Nam.

Quận Ba Đình vừa có thêm một tuyến phố đi bộ đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đó là phố đi bộ hồ Ngọc Khánh, một không gian thư giãn với nhiều cây xanh tươi đẹp và không khí mát mẻ từ mặt hồ sạch sẽ.

Gần đây, trên thị trường xuất hiện một loại ma túy mới, được gọi tên là “nước vui”. Loại ma túy này được đóng thành từng gói bột nhỏ và có thể hòa tan với nước, khi uống sẽ gây ảo giác mạnh, loạn thần và có thể đe dọa tính mạng nếu sử dụng quá nhiều.

Đến nay, Bộ Công an đã cấp 87,7 triệu thẻ Căn cước gắn chip điện tử cho công dân; hơn 78,3 triệu tài khoản định danh điện tử đã được cấp và kích hoạt trên 57,1 triệu tài khoản.