Bão số 3 còn tiếp tục mạnh lên

Bão số 3 với tên quốc tế là Yagi sẽ còn mạnh thêm, đạt cường độ mạnh nhất cấp 14 - 15, giật cấp 17 và có khả năng đổ bộ vào vùng trọng điểm kinh tế của miền Bắc. Điều này đồng nghĩa với việc bão tiềm ẩn nguy cơ cao gây thiệt hại lớn cả về nông nghiệp và công nghiệp.

Theo thông tin dự báo, Bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh lên, đạt cường độ mạnh nhất cấp 14 - 15, giật cấp 17 trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Rủi ro thiên tai cấp độ 4 sẽ có thể xảy ra với phía Bắc khu vực Bắc biển Đông trong các ngày 5 đến ngày 6/9. Đến chiều 4/9, các dự báo vẫn chưa chắc chắn vị trí bão đổ bộ đất liền nước ta, vùng ảnh hưởng được xác định từ Quảng Ninh đến Nghệ An và cả Đồng bằng Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: "Đến thời điểm này, đây là một cơn bão rất mạnh. Chúng ta đều hy vọng nó sẽ giảm cấp nhưng tất cả các mô hình dự báo của các quốc gia trên thế giới này đều khẳng định cơn bão này rất mạnh và sẽ đổ bộ vào đất liền Việt Nam khoảng 14 - 15h trưa ngày thứ Bảy (7/9). Đây là cơn bão di chuyển nhanh, có diện ảnh hưởng rộng. Chính vì vậy chúng tôi rất quan ngại các hình thái thời tiết trước và sau bão, trước bão có thể gây ra giông lốc rất lớn trên đất liền cùng những trận mưa cực đoan. Lượng mưa có thể lên 500-600mm."

Cuộc họp bàn phương án ứng phó Bão số 3 chiều 4/9.

Tại cuộc họp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 86 của Thủ tướng Chính phủ, theo dõi sát diễn biến của bão. Cần kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú.

Bên cạnh đó, cần rà soát cụ thể, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với nhà ở không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ. Các địa phương cũng phải đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công, trong đó sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó với cường độ mạnh hơn thiết kế.

Các hệ thống thoát nước cần được kiểm tra, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp. Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, sẵn sàng vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.