Bảo tồn di tích gắn với giữ gìn đời sống văn hoá

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.

Lễ hội kỷ niệm 735 năm ngày hóa của Đức thánh Thành hoàng làng linh ứng Thượng đẳng Thần Đại Vương đền Cống Yên đã được nhân dân địa bàn dân cư số 3, 4, 5 phường Vĩnh Phúc tổ chức trang trọng.

Đức thánh là người đã có công lớn trong chiến thắng quân xâm lược vào cuối thế kỷ 13. Năm 1285 - 1293, giặc Nguyên cho Ô Mã Nhi đưa quân sang xâm lược nước ta, Đức Thánh Quảng Hồng đã có công giúp vua Trần đánh đuổi giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi. Sau khi đất nước thanh bình, Ngài được vua Trần trọng thưởng và phong chức là Bản cảnh Thành hoàng Quảng Hồng linh ứng Thượng đẳng Thần Đại Vương, cho phép khu Cống Yên thờ phụng mãi mãi.

Di tích thờ ngài tại đền Cống Yên được thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Lễ hội kỷ niệm ngày sinh, ngày hóa của Đức Thánh đã được lưu truyền, gìn giữ hàng trăm năm nay. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa, chính quyền địa phương luôn quan tâm tới công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.