Bảo tồn, phát triển bền vững di sản phố cổ Hà Nội
Tham dự có nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn.
Quận Hoàn Kiếm có diện tích 5,4 km², nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá; nơi chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể, với 190 di tích, trong đó có cụm Di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, cùng các giá trị của không gian 36 phố phường Thăng Long xưa.
Cách đây 20 năm, khi phố cổ Hà Nội đón nhận bằng xếp hạng, đặc biệt từ năm 2007, khi thành phố giao quận Hoàn Kiếm quản lý khu phố cổ Hà Nội, quận đã tập trung nguồn lực giải phóng mặt bằng, tu bổ, tôn tạo 26 di tích, với tổng kinh phí hơn 390 tỷ đồng.
Đồng thời, phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội xây dựng đề án “Nghiên cứu, tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”; đã bảo tồn, khôi phục 14 lễ hội, trong đó có Lễ hội đền Bạch Mã - Di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt.
Còn với không gian đi bộ, qua 20 năm kể từ ngày đầu tiên hình thành, với tuyến phố chạy dọc từ Hàng Đào đến chợ Đồng Xuân, thì nay, không gian đã mở rộng ra hàng chục tuyến phố kết nối không gian hồ Hoàn Kiếm với khu phố cổ, giúp người dân và du khách có thêm nhiều không gian văn hóa và trải nghiệm thú vị. Đồng thời góp phần tăng trưởng doanh thu thương mại - dịch vụ của quận, trong đó doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 60%.
Nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ kỷ niệm nhằm nhìn lại chặng đường 20 năm và tiếp tục phát huy giá trị di sản này trong tương lai.
Chào đón năm mới 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem bưu chính “Tết Ất Tỵ”.
Chiều 1/12, tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 đã diễn ra lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa, với đội hình hơn 1.000 người, cùng nhiều người dân và du khách dõi theo.
Làng nghề vàng mã Phúc Am và sơn mài Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) đang được Sở Du lịch Hà Nội cùng các đơn vị lữ hành xúc tiến xây dựng sản phẩm tour di sản văn hóa nhằm phục vụ khách quốc tế.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị đã phối hợp tổ chức tọa đàm bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể phở Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc đang được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.
0