Bảo tồn văn hoá dân gian trong dòng chảy văn hoá Hà Nội

Hà Nội có vốn di sản văn hoá lớn nhất cả nước, trong đó phải kể tới những di sản văn hoá dân gian, được nhân dân các địa phương gìn giữ, phát huy qua nhiều thế hệ. Thành phố Hà Nội luôn chú trọng phát huy giá trị vốn di sản quý giá này, góp phần đưa văn hóa của Thủ đô phát triển.

Là một làng cổ thuộc xã Thụy Lâm - huyện Đông Anh, Đào Thục được biết đến là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước, được lưu giữ, trao truyền qua hàng trăm năm. Vì vậy, khi được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, người dân nơi đây đã không giấu nổi niềm tự hào, hãnh diện.

Giống như làng Đào Thục, nhiều địa phương ở Hà Nội đã gìn giữ được di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, đồng thời phát huy được giá trị của di sản trong đời sống. Thành phố Hà Nội cũng tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di sản tại các sự kiện văn hóa của thành phố và cấp quốc gia. Được mệnh danh là Thủ đô di sản, bên cạnh gần 6 nghìn di tích văn hóa - lịch sử, Hà Nội còn ghi nhận 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Hà Nội luôn đề cao vị trí, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa

Nhận rõ sức mạnh to lớn của văn hóa, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã nhanh chóng đón nhận các nghị quyết, chính sách của Trung ương và cụ thể hóa thành các chương trình hành động, quyết sách để khơi nguồn lực nội sinh của văn hóa, từng bước chuyển hóa nhận thức thành hành động cụ thể, đưa văn hóa của Thủ đô phát triển.

Trên cơ sở nhận thức được giá trị của những di sản văn hóa, đồng thời xác định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội luôn đề cao vị trí, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên, là chất liệu và là nguồn vốn thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng để trở thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, giúp Hà Nội có thể phát triển nền công nghiệp văn hóa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạp chí du lịch danh tiếng Travel+Leisure của Mỹ vừa vinh danh Quảng Bình là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới, thu hút du khách bởi hệ thống hang động kỳ vĩ, sông suối thơ mộng và thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km, ven bờ sông Đuống thơ mộng, làng cổ Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) mang vẻ đẹp bình dị, cổ kính, níu chân du khách bởi những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo.

Nửa năm đầu 2024, ngành du lịch nội địa Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tích cực bất chấp bối cảnh giá vé máy bay tăng cao. Nhờ sự thích ứng linh hoạt và sáng tạo trong đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, du lịch nội địa đã đạt 60% mục tiêu kế hoạch năm, khẳng định sức hút mạnh mẽ trước du khách.

Để phát triển văn hoá đọc và khuyến khích xây dựng xã hội học tập, hệ thống thư viện từ thành phố đến cơ sở đã hoạt động tích cực, mang lại hiệu quả sâu rộng trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18/7/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

Hàng rào cây ô rô tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám quận Đống Đa được chăm sóc thường xuyên, tạo cảnh quan mới lạ, đẹp mắt và xanh mát trong những ngày hè.