Bấp bênh thị trường năng lượng
Theo một số chuyên gia trong ngành năng lượng, việc thay thế dầu thô dễ hơn là dầu diesel. Bởi trong khi có rất nhiều nguồn cung cấp dầu thô cũng như nhiều loại dầu thô trên thị trường thế giới thì việc sản xuất dầu diesel lại khó hơn nhiều.
Một câu hỏi lớn được đặt ra hiện nay là liệu lệnh cấm mới của phương Tây có đẩy giá dầu diesel tăng cao? Theo các nhà phân tích, điều đó phần lớn phụ thuộc vào mức độ thành công của các nước châu Âu trong việc tìm kiếm những nhà cung cấp thay thế để lấp đầy khoảng trống nhiên liệu Nga và mức độ hiệu quả của Nga trong việc tìm kiếm thị trường mới cho năng lượng của mình. Nếu hai điều đó xảy ra, thì lệnh cấm mới sẽ chỉ tác động tới nguồn cung và giá cả trong ngắn hạn.
Còn ở chiều ngược lại, các biện pháp trừng phạt nhằm vào nhiên liệu tinh chế của Nga có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng lạm phát trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời gây thêm nguy cơ suy thoái cho kinh tế thế giới.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi đánh giá tiêu cực lệnh cấm này. Tất nhiên điều đó sẽ tiếp tục khiến các thị trường năng lượng quốc tế mất cân bằng hơn nữa. Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình trước các rủi ro liên quan.”
Giá dầu diesel vốn đã tăng cao kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát gần 1 năm trước, được dự báo có thể tiếp tục tăng sau động thái mới của EU. Riêng trong năm 2022, giá dầu diesel ở châu Âu đã tăng từ mức 1,66 euro/l lên 2,14 euro/l. Giá năng lượng tăng là yếu tố chính dẫn tới tình trạng lạm phát ở châu Âu vốn đã khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và hoạt động kinh tế chậm lại.
Mặc dù tình hình đã phần nào cải thiện trong những tháng gần đây do mùa đông ấm hơn bình thường, nhưng hiện dự trữ dầu diesel của châu Âu chỉ ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, lệnh trừng phạt mới có thể sẽ khiến giá dầu diesel tăng cao hơn nữa trong ngắn hạn do chi phí vận chuyển tăng khi châu Âu sẽ phải nhập dầu diesel từ các khu vực xa hơn, với chi phí sản xuất và phí bảo hiểm rủi ro cao hơn, từ đó làm tăng thêm gánh nặng chi phí lên người tiêu dùng.
Đại diện công ty Tư vấn năng lượng FGE Eugene Lindell, nhận xét: “Thị trường hiện rất nhạy cảm và lo lắng. Thế giới vẫn phải thấy rằng các dòng chảy từ Nga sẽ được định tuyến lại và không có sự gián đoạn bền vững nào đối với nguồn cung. Chỉ khi đó, tâm lý thị trường mới cải thiện.”
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.
Doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều công ty con báo lỗ từ năm ngoái cho tới nay, lỗ lũy kế lên đến mức nghìn tỷ, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn - đó là thực trạng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Xi măng Vicem) được thanh tra Bộ Tài Chính công bố mới đây.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
0