Bắt đầu xét xử Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm

Sáng nay (21/9), Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Theo cáo trạng vụ án, bị cáo Nguyễn Phương Hằng liên tục tổ chức các buổi livestream để nói về nhiều nội dung chưa được kiểm chứng và phát ngôn về chuyện bí mật đời tư, cuộc sống riêng của nhiều cá nhân, làm ảnh hưởng, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của nhiều cá nhân.

Từ sáng sớm, lực lượng cảnh sát đã có mặt để giữ an ninh trật tự từ cổng Tòa án nhân dân vào sân và phòng xử án. Đoạn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa phía trước cổng tòa án cũng được dựng hàng rào, hạn chế giao thông và người dân đến theo dõi phiên xử.

Bà Hằng đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của 10 cá nhân gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), Đặng Thị Hàn Ni, Nguyễn Đức Hiển, Trần Thị Thủy Tiên, Lê Công Vinh, Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), Đinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Thị Việt Hà. Phiên tòa do thẩm phán Bùi Đức Nam làm chủ tọa.

Đại diện VKSND TPHCM cho biết, tất cả các bị cáo đều bị truy tố theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Khách thể của tội danh này đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính, nếu các đương sự và luật sư trong vụ án yêu cầu xem xét lại tư cách là bị hại trong vụ án, thì hành vi của các bị cáo sẽ bị chuyển sang tội danh khác.

Trong phần tranh luận sắp tới, các luật sư sẽ có quyền trình bày luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự của mình, nếu không đồng ý thì có quyền kháng cáo. Chủ toạ phiên toà cũng không đồng ý hoãn phiên toà của LS Nguyễn Thành Công.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày 21-22/9/2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 1/1/2025, hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, phụ huynh giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.