Bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc nhờ du lịch

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Nhiều khu nghỉ dưỡng đã liên tiếp khai trương. Mới đây nhất, Wyndham Garden Sonasea Van Don là khu nghỉ dưỡng 5 sao quốc tế đầu tiên đi vào hoạt động tại Vân Đồn, Quảng Ninh. Với quy mô 200 phòng khách sạn và các biệt thự biển, khu nghỉ dưỡng này được kỳ vọng trở thành điểm đến hàng đầu thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc nhờ du lịch

Với “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp phát triển dự án sẽ có động lực đẩy nhanh tiến độ, bơm thêm nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng mới vào thị trường. Nghị định 10 về tháo gỡ cho hoạt động cấp sổ hồng của loại hình condotel, officetel... thời gian tới cũng sẽ có độ ngấm nhất định, đem lại hy vọng cho chủ đầu tư và nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ sự bứt phá trở lại.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, quý I/2024, Việt Nam đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tín hiệu đáng mừng để ngành du lịch kỳ vọng năm 2024 đạt trên 18 triệu lượt khách đến Việt Nam, từ đó tạo lực đẩy cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.

Một trong các mục tiêu của việc di dời nhà máy ra khỏi nội đô là giảm áp tải lên đô thị Thủ đô. Thế nhưng những khu 'đất vàng' sau khi các nhà máy đã di dời ấy được sử dụng ra sao? Mục tiêu của việc di dời ấy có đạt được hay không?