Bất động sản sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng

Theo các chuyên gia, tín dụng các lĩnh vực liên quan đến bất động sản tiếp tục được đánh giá là nhóm có vai trò trọng yếu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2024.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14 - 15%/năm được đánh giá là thách thức lớn với hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hiện tại, khi sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn kém. Ba tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng âm và bắt đầu phục hồi từ quý II.

Các chuyên gia đánh giá động lực tăng trưởng tín dụng bền vững cần xuất phát từ nhu cầu vốn của người dân và phần quan trọng trong đó là tín dụng được thúc đẩy bởi ngành bất động sản, bao gồm nhu cầu mua nhà, kinh doanh bất động sản.

Bất động sản sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng.

Nhóm tín dụng liên quan đến bất động sản được đánh giá là nhóm có nhu cầu vay vốn cao và ổn định, cũng như đi kèm các tài sản thế chấp giúp giảm rủi ro nợ xấu.

Tính đến cuối quý II, dư nợ riêng ngành bất động sản đạt 3.083 tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Kỳ vọng về các chính sách, cơ chế điều hòa giá nhà đất cho phù hợp với mức thu nhập của người dân và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.