Bất động sản sính ngoại, tên tiếng nước ngoài liệu có 'sang'?
Tiếng Anh, tiếng Nhật, rồi cả tiếng Pháp… Sống tại thủ đô Hà Nội, nhưng khi đọc tên của các tòa chung cư này, nhiều người nghĩ rằng đang lạc ở phương trời Tây nào đó.
Những tên gọi sính ngoại như thế mang đến rắc rối cho không ít người. Ông Ngô Văn Toàn ở chung cư D’eldorado 2 (Võ Chí Công, quận Tây Hồ) cho biết: "khi sống tại tòa chung cư D’Eldorado, nhiều lúc người thân qua chơi cũng khó khăn trong việc định vị, tìm vị trí".
Ngay cả những người giao hàng, đặc thù công việc phải di chuyển nhiều, cũng cảm thấy khó khăn với những địa chỉ được đặt tên bằng tiếng nước ngoài. Với anh Triệu Hoàng Tiến (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ), khi giao hàng, anh gặp khó khi tìm địa chỉ những chung cư tên tiếng nước ngoài.
Việc chủ đầu tư đặt tên ngoại quốc cho các bất động sản đang ngày càng phổ biến. Những cái tên được đặt thường có ý nghĩa mô tả đặc điểm, vị trí, dòng sản phẩm, cảnh quan, phong cách thiết kế, đối tượng khách hàng, thậm chí là địa danh nổi tiếng trên thế giới… Khách hàng hoa mắt bởi hàng trăm dự án có tên gọi na ná nhau, vừa khó đọc, vừa khó nhớ.
Việc sính ngoại, đặt tên bất động sản bằng tiếng nước ngoài không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, mà còn thể hiện sự lai căng trong nhận thức.
Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2023 đều có quy định yêu cầu đặt tên đối với dự án nhà ở tại Việt Nam. Theo luật, với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các khu vực trong dự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt; đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đặt tên bằng tiếng Việt; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, có nhu cầu đặt tên dự án, tên các khu vực trong dự án bằng tiếng nước ngoài thì phải viết tên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, tên tiếng nước ngoài sau.
Việc đặt tên các bất động sản theo tiếng nước ngoài rồi gắn thêm các từ như “diamond”, “luxury”, “premier” được ngầm hiểu là các dự án cao cấp trên thị trường. Rồi từ đó, giá bán được thổi lên.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
0