Bắt giữ hai tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hai chiếc tàu hút trái phép đã bị lực lượng cảnh sát đường thuỷ bắt giữ trên sông Hồng vào rạng sáng ngày 3/6.

Trực tiếp thực hiện khai thác cát trái phép trên sông Hồng, nhưng hiện nay, nhiều tài xế lại nói không biết về sự hợp pháp của phương tiện hay phạm vi hoạt động. Song, nếu buôn bán trót lọt, không bị tổ công tác của Đội Cảnh sát đường thủy số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) tuần tra phát hiện, thì lợi nhuận từ khoảng 400m3 cát, chắc chắn, những đối tượng này đều biết.

Trực tiếp thực hiện khai thác cát trái phép trên sông Hồng, nhưng nhiều tài xế lại nói không biết về sự hợp pháp của phương tiện hay phạm vi hoạt động.

Trước đó, khoảng 4h45 phút ngày 3/6, tổ công tác của Đội Cảnh sát đường thủy số 1 triển khai phối hợp với lực lượng của Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa (Cục CSGT); Đội CSĐT tội phạm về kinh tế - ma túy, Công an huyện Đan Phượng tiến hành trinh sát, mật phục trên sông Hồng đoạn qua xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã phát hiện hai phương tiện thủy có hành vi mua bán cát trái phép.

Phương tiện thủy có hành vi mua bán cát trái phép.

Trong số hai tàu bị bắt giữ, một tàu không rõ số kiểm soát tiến hành hút cát từ sông sau đó chuyển sang tàu hàng đang đợi sẵn đó để nhận số cát hút lên từ lòng sông, hai thành viên trên tàu không xuất trình được giấy tờ liên quan tới phương tiện, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định.

Một đêm, một tàu, các đối tượng có thể kiếm lời được từ hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Với lợi nhuận cao như vậy, dù cơ quan chức năng liên tục tổ chức tuần tra, kiểm soát, bắt giữ và xử lý sai phạm thì các đối tượng vẫn bất chấp, tìm cách luồn lách để hoạt động.

Theo thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, Đội Cảnh sát đường thủy số 1 đã trực tiếp phối hợp bắt giữ 10 vụ việc khai thác cát trái phép trên sông Hồng với 11 phương tiện; lập biên bản xử lý 341 trường hợp vi phạm các loại, thu nộp kho bạc nhà nước hơn 2 tỷ đồng. Năm 2023 đã có nhiều đối tượng bị khởi tố từ hành vi khai thác cát trái phép.

Dự báo càng về những tháng cuối năm, nhu cầu xây dựng các công trình càng tăng cao, đây cũng là lúc hoạt động kinh doanh, khai thác cát trái phép trên sông có những diễn biến phức tạp đòi hỏi công tác tuần tra kiểm soát cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao ý kiến tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, tập trung vào những nội dung quan trọng, nội dung khó, đóng góp cho thành phố những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Sáng 14/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

Sáng 14/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11 để xem xét các nội dung, nghị quyết thi hành Luật Thủ đô.

Ngay khi UBND thành phố Hà Nội phê duyệt gói kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng, Sở GTVT đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm đưa các dự án vào triển khai trong thực tế.

Khi những nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam bị nhét vào những góc khuất và hạn chế chỉ dẫn thì ở nhiều quốc gia, nhà vệ sinh lại là điểm nhấn thú vị trong không gian công cộng của thành phố.