Bất ổn chính trị Pháp, Đức có thể ảnh hưởng tới EU

Chỉ trong chưa đầy một tháng, chính phủ tại Pháp và Đức, hai trụ cột chính trị và kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) đã lần lượt sụp đổ. Khủng hoảng này đã đặt châu Âu rơi vào một giai đoạn bất ổn chưa từng có.

Việc chính phủ tan rã đặt nước Pháp vào tình trạng hỗn loạn chính trị, đe dọa ổn định kinh tế và vai trò lãnh đạo trong Liên minh châu Âu. Trong khi đó tại Đức, khủng hoảng năng lượng, lạm phát cao và chia rẽ nội bộ trong liên minh cầm quyền đã khiến chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz tan rã. Các chính sách kinh tế bị chỉ trích nặng nề, trong khi sự trỗi dậy của các đảng cực hữu đẩy nước Đức vào tình trạng bất ổn.

Phản ứng với các diễn biến khủng hoảng chính trị trên, đồng euro mất giá mạnh so với các loại tiền tệ khác. Thị trường tài chính châu Âu chứng kiến tình trạng bán tháo lớn, kéo theo nguy cơ suy thoái toàn khu vực. Đặc biệt, trước mắt, chính trị EU đang có khoảng trống lãnh đạo tại hai quốc gia chủ chốt, khiến các quyết định quan trọng về chính sách đối ngoại và năng lượng bị đình trệ. Ngoài ra, sự sụp đổ của chính phủ Pháp, Đức dễ gây ra hiệu ứng “domino” khi tạo ra tâm lý lo sợ lan rộng, biểu tình và xung đột bùng phát ở nhiều quốc gia trong khối từ Italy và Tây Ban Nha.

Hiện các quốc gia thành viên EU đang gấp rút tổ chức các hội nghị khẩn cấp để tìm kiếm giải pháp, trong đó có đề xuất cải tổ cơ chế lãnh đạo của khối. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng, nếu không có sự ổn định nhanh chóng, EU sẽ đối mặt với nguy cơ suy yếu nghiêm trọng. Tình hình hiện nay đặt châu Âu trước thử thách lịch sử, với những diễn biến khó lường trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cuộc đàm phán với lãnh đạo các đảng phái khác nhau ,nhằm tìm đồng thuận để thành lập một "Chính phủ vì lợi ích quốc gia" và tránh cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài.

Hàng trăm lọ chứa virus gây chết người đã biến mất khỏi một phòng thí nghiệm ở Australia. Chính quyền bang Queensland đã chỉ thị cho Queensland Health (sở y tế công cộng của Australia) mở cuộc điều tra vụ việc nghiêm trọng này.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, bất chấp tuyên bố trước đó về chính sách cứng rắn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nhà lãnh đạo Trung Quốc có nhận lời mời hay không.

Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) thông báo, Israel đã tiến hành đợt rút quân đầu tiên khỏi thị trấn Al-Khiam ở miền Nam Liban và được thay thế bằng quân đội Liban theo thỏa thuận ngừng bắn với nhóm Hezbollah.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lên tiếng bảo vệ quyết định ban bố thiết quân luật trong đêm 3/12, khẳng định ông sẽ không né tránh trách nhiệm pháp lý và chính trị liên quan đến quyết định này. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng chỉ trích đảng đối lập không công nhận Tổng thống được dân bầu và lạm dụng việc luận tội.