Bầu chức danh chủ chốt tại các xã sau sáp nhập

Dù hôm nay, 1/1 là ngày nghỉ lễ, tuy nhiên đây là dấu mốc vận hành các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập theo yêu cầu của Trung ương, do vậy vào sáng ngày hôm nay, nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã đồng loạt tiến hành kỳ họp thứ nhất HĐND cấp xã để bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngay sau đó các địa phương đã ban hành Nghị quyết ra mắt bộ máy chính quyền, các tổ chức của đơn vị hành chính mới để bắt đầu ổn đinh tổ chức, đi vào hoạt động từ sáng ngày mai.

Tân Chủ tịch UBND xã Phù Đổng, trước kia nắm giữ cương vị là Chủ tịch UBND của xã Trung Màu. Theo yêu cầu của Huyện ủy Gia Lâm, Trung Màu sẽ được sáp nhập nguyên trạng về Phù Đổng, giữ tên cũ là Phù Đổng, với tổng diện tích khoảng 1.600 ha và khoảng 21.000 nhân khẩu, trong đó xã Phù Đổng có diện tích và dân số chiếm khoảng ¾.

Với tỷ lệ tín nhiệm gần 98%, người đứng đầu chính quyền sở tại vừa vinh dự nhưng cũng có những áp lực lớn khi khi khối lượng công việc lớn hơn gấp 4 lần. Do vậy, ngay sau khi bộ máy được kiện toàn, các lãnh đạo chủ chốt cùng bộ máy sau hợp nhất đã đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu đưa xã lên phường vào năm 2025.

Trước đó, khi lấy ý kiến của người dân về đặt tên xã mới, người dân Trung Màu đều mong muốn được giữ lại cái tên này bởi đây được coi là “làng có công với nước” - nơi từng là an toàn khu của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng thời là địa phương giành chính quyền sớm nhất ở Hà Nội năm 1945.

Tuy nhiên, khi quyết định chọn tên Phù Đổng đặt cho xã mới bởi yếu tố về văn hóa - lịch sử, địa danh Trung Màu vẫn được giữ nguyên tại các thôn. Là một trong 48 đại biểu cầm lá phiếu bầu các chức danh chủ chốt của xã Phù Đổng mới, ông Chiểu kỳ vọng Phù Đổng hôm nay không chỉ là vùng đất địa linh gắn với huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương mà còn mang trong mình truyền thống của quê hương cách mạng.

Cũng trong sáng nay, xã Dương Hà và Đình Xuyên đã tiến hành kiện toàn bộ máy mới sau sáp nhập với cái tên mới là Thiên Đức. Việc đăng ký các loại con dấu mới cho các cơ quan, tổ chức của đơn vị hành chính mới đã hoàn tất vào lúc 22h đêm qua. Đảm bảo việc vận hành của bộ máy và quá trình phục vụ người dân được liên tục, không bị gián đoạn.

Sau khi sắp xếp, các địa phương sẽ tạo thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chuyển đổi giấy tờ cá nhân. Theo quy định sẽ không thu các loại lệ phí khi thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35 của Quốc hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự ra đời của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị là tín hiệu rất vui mừng với không chỉ riêng cộng đồng khoa học và công nghệ, cộng đồng làm chuyển đổi số, mà còn cho tất cả người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực, phấn đấu để đạt được những kết quả như chúng ta đã đặt ra đến năm 2030 và 2045.

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.

Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.

Không khí cuối năm rộn ràng với những bữa tiệc rực rỡ ánh đèn, tiếng cười đùa, là dịp để mọi người thêm gắn kết và sẻ chia. Những câu chuyện đáng nhớ từ bữa tiệc càng làm không khí thêm ấm áp, nhưng liệu có tiềm ẩn rủi ro nào phía sau niềm vui ấy?

Đội Cảnh sát Giao thông đường bộ cao tốc số 1, Cục Cảnh sát Giao thông vừa hoàn tất biên bản xử phạt ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Tính đến thời điểm này, Mê Linh là huyện duy nhất của Hà Nội đã được thông qua kế hoạch sử dụng đất trong năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc huyện, doanh nghiệp và người dân chủ động khi thực hiện các công việc liên quan đến triển khai, thủ tục và sử dụng đất.