BĐS Hà Nội tăng nóng, thị trường các tỉnh vẫn ảm đạm

Các dữ liệu cho thấy chung cư Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới, bị đẩy tăng cao gấp đôi so với thời điểm năm 2021.

Phân khúc nhà riêng, dù không tăng "đột biến" nhưng cũng ghi nhận mức tăng cao phi lý dù ghi nhận rất ít giao dịch. Điển hình như tại Đông Anh, Hoài Đức, Hà Đông, Gia Lâm.

Trái ngược với sức nóng giá đất tại Hà Nội, thị trường bất động sản ở các tỉnh, kể cả TP. HCM vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Một thống kê cho thấy, 5 năm gần đây, giá bán sơ cấp tại Hà Nội tăng khoảng 5% mỗi quý, 25% mỗi năm, trong khi tại TP. HCM chỉ tăng 3% mỗi quý và 6% mỗi năm. Sự khác biệt rõ nét hơn ở phân khúc đất nền.

Các tỉnh như Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang vẫn "im ắng", mặc dù từng chứng kiến các cơn sốt đất chỉ 2 - 3 năm trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó, đề cập cụ thể về những thửa đất bị xét vào diện “không đủ điều kiện tồn tại”.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc, tỷ lệ 1/2000.

Hai khu tập thể cũ là Kim Liên và Trung Tự nằm trên địa bàn quận Đống Đa, dù đã đưa vào sử dụng hàng chục năm và có nhiều dấu hiệu xuống cấp, nhưng hiện vẫn đang được rao bán với giá từ 4-5 tỷ đồng/căn.

Bộ Xây dựng đã nêu rõ nguyên nhân giá bất động sản tăng cao là do lệch pha cung cầu, thổi giá và đẩy giá, chi phí đầu vào bất động sản tăng cao.

Trước tình trạng giá nhà liên tục tăng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, đã khiến nhiều người trẻ phải lựa chọn: mua nhà trước, hay kết hôn và lập gia đình trước?

Từ 7/10, quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa là 50m2 có hiệu lực sẽ khắc phục triệt để tình trạng phân lô nhỏ lẻ tràn lan, ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, đồng thời hạn chế tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo.