Bê bối Farmgate của Tổng thống Nam Phi

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đang phải đối mặt với bê bối nghiêm trọng có nguy cơ ảnh ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của nhà lãnh đạo này. Bê bối được truyền thông Nam Phi đặt tên Farmgate liên quan tới việc ông đã che đậy vụ trộm hàng triệu USD tiền mặt được giấu trong đồ nội thất tại trang trại riêng của mình.

Ông Cyril Ramaphosa đảm nhận ghế tổng thống Nam Phi vào năm 2018 và một năm sau đó lãnh đạo đảng Đại hội Dân tộc Phi cầm quyền giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Ông đã vận động tranh cử trên cương lĩnh chống tham nhũng.

Tờ Guardian (Anh) cho biết, ông Ramaphosa từng kiếm được bộn tiền với tư cách là một doanh nhân khi ông tạm rời bỏ chính trường.

Ông thích chăn nuôi các loài động vật có giá trị, bao gồm cả gia súc. Tuy nhiên, điều này đang đe dọa kết thúc sớm sự nghiệp chính trị của ông.

Vào đầu năm 2020, khoảng 500.000 USD đến 5 triệu USD tiền mặt đã bị đánh cắp tại trang trại của ông Ramaphosa ở Phala Phala, tỉnh Limpopo. Số tiền mặt này dường như không được khai báo theo các quy định nghiêm ngặt về chống rửa tiền của địa phương hoặc để nộp thuế.

Vụ trộm cũng không được báo cáo với cảnh sát. Thay vào đó, một vệ sĩ của tổng thống được giao nhiệm vụ lần dấu số tiền. Truyền thông địa phương gọi vụ bê bối là Farmgate.

Một hội đồng độc lập do quốc hội chỉ định báo cáo đã tìm thấy bằng chứng về hành vi sai trái, vi phạm hiến pháp và vi phạm lời tuyên thệ của tổng thống. Quốc hội sẽ bỏ phiếu về việc có luận tội ông Ramaphosa hay không, trong khi đó chính khách này khẳng định mình vô tội.

Ramaphosa khai rằng, ông kiếm được tiền thông qua việc bán 20 con trâu cho một công dân Sudan vào Giáng sinh năm 2019. Hội đồng độc lập với người đứng đầu là chánh án đã nghỉ hưu Sandile Ngcobo lại cho rằng vẫn còn “nghi ngờ đáng kể” về việc liệu việc mua bán có diễn ra hay không.

Hãng tin Bloomberg cho biết không có thông tin chi tiết nào về người mua Sudan chẳng hạn như địa chỉ thực hoặc số hộ chiếu, thông tin có được chỉ là tên của anh ta.

Một cuộc điều tra của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi “khẳng định mạnh mẽ” rằng họ không có hồ sơ nào về số tiền vào nước này. Bỏ tiền mua 20 con trâu nhưng người mua chưa đến lấy chúng về. Số tiền đã được người quản lý trang trại giấu trong ghế sofa trong hơn một tháng kể từ khi giao dịch đến khi xảy ra vụ trộm vào tháng 2/2020.

Ông Ramaphosa có tham gia vào việc điều hành trang trại. Không có nhiều khả năng người quản lý đã tự mình cất tiền mặt trong ghế sofa mà ông Ramaphosa không hề hay biết.

Ramaphosa cho biết, ông đã báo cáo vụ việc với người đứng đầu cơ quan bảo vệ tổng thống là Wally Rhoode. Trong lời khai của mình, Rhoode giải thích rằng ông ta đã ngay lập tức báo cáo cho một trong những cấp trên và mở một cuộc điều tra sơ bộ về bất kỳ mối đe dọa nào đối với tổng thống.

Cuộc điều tra này bao gồm yêu cầu chính quyền Namibia hỗ trợ để giúp xử lý vấn đề. Qua cuộc điều tra, đã tìm ra một nhóm nghi phạm và kẻ cầm đầu, chúng thú nhận trộm khoảng 800.000 USD.

Hội đồng độc lập đánh giá cuộc điều tra này được tiến hành mà không hề có đăng ký và lưu vào sổ ghi án. Mặc dù kẻ chủ mưu bị cáo buộc đã nhận tội sau khi bị giam giữ và thẩm vấn nhưng “không ai bị kết án”.

Hội đồng độc lập đề xuất quốc hội Nam Phi điều tra thêm về vấn đề này và ông Ramaphosa có thể mắc hành vi sai trái nghiêm trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc tỷ phú Elon Musk không tuân thủ lệnh Tòa án Tối cao Brazil cho thấy sức mạnh khủng khiếp của ông Musk và đế chế kinh doanh của ông. Chưa nói đến tiền của, chính sức mạnh và thế lực độc lập trên phạm vi toàn cầu mà Elon Musk nắm giữ mới là thứ khiến người ta lo ngại.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản hôm 12/9 đã chốt danh sách ứng cử viên tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng này, với số ứng cử viên cao kỷ lục là 9 người. Theo quy định, Chủ tịch mới của LDP, đảng nắm đa số ghế tại Quốc hội, sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản, sau khi Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida từ chức. Với 9 ứng viên tranh cử, cuộc bầu cử sắp tới của LDP được dự báo sẽ vô cùng gay cấn.

Bão, lũ đang hoành hành nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi tại châu Á, Trung Quốc đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão Yagi thì người dân nước Mỹ lại đang gấp rút gia cố nhà cửa để đón bão Francine và các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi khô cằn lại bị nhấn chìm trong nước lũ.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) diễn ra từ ngày 5 đến 9 tại Bắc Kinh. Đây là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi.

Trong 24 giờ qua, Kiev thiệt hại 810 binh sĩ trong các trận giao tranh với quân thuộc nhóm quân Yug (phía Nam) của Nga. Nhóm này cũng đã phá hủy một kho đạn dược và hai xe bọc thép của Ukraine.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.