Bên trong đô thị trẻ Hoà Lạc
Đề án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 5 trục phát triển. Hà Nội kiên định với định hướng phát triển hai thành phố trực thuộc là thành phố phía Bắc sông Hồng và thành phố phía Tây Hòa Lạc - Xuân Mai. Với thành phố phía Tây, hạt nhân là khu Hòa Lạc có quy mô 251 km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Đây sẽ là trung tâm đầu não về khoa học, giáo dục và kỹ thuật công nghệ cao.
Diện mạo đô thị mới đang dần hình thành
Về hạ tầng, Hòa Lạc có Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21, điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 32, quốc lộ 6, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của bốn huyện, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với vùng kinh tế Tây Bắc, hành lang phát triển đường Hồ Chí Minh và cả nước.
Hiện nay, phân khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 106 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng gần 85.600 tỷ đồng và 702,57 triệu đô la Mỹ trên tổng diện tích khoảng 380 ha. Trong đó có 92 dự án trong nước và 14 dự án đầu tư nước ngoài.
Phân khu Đại học Quốc gia được quy hoạch và xây dựng trên diện tích khoảng 1.137ha, thuộc địa phận huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km. Khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp khoảng 112ha và khu tái định cư khoảng 113,7ha. Quy mô khoảng 60.000 sinh viên, 3.500 học sinh chuyên và 6.550 cán bộ, nhân viên.
FPT là một trong những doanh nghiệp sớm đầu tư và hoạt động hiệu quả tại đây, với các cơ sở đào tạo đại học, trung học phổ thông, nghiên cứu và sản xuất phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin. Để phục vụ cho 5.000 người, đơn vị này phải thuê khoảng 50 xe bus phục vụ việc đưa đón bởi Khu Công nghệ cao chưa hoàn thiện hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt.
Môi trường học tập năng động
Hòa Lạc, một đô thị vệ tinh đang phát triển mạnh mẽ, với không gian sống thoáng đãng, là trung tâm thu hút hàng ngàn sinh viên, giảng viên và các chuyên gia công nghệ. Điều thực sự đang làm nên sức sống của Hòa Lạc chính là nhịp sống sôi động và tươi mới của các cư dân trẻ, đặc biệt là hàng ngàn học sinh sinh viên, giảng viên và những cư dân đầu tiên hình thành cộng đồng ở đây.
Tại đây, có 4 phân khu chính chuyên biệt và hai phân khu đang được hình thành rõ rệt nhất đã có sinh viên học tập: Đại học Quốc gia Hà Nội cơ sở Hòa Lạc và khu Công nghệ cao Hòa Lạc với các Trường Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Văn Lang và Trường Đại học FPT.
Không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, môi trường học tập năng động, nhiều khu trải nghiệm, đó là cảm nhận chung của các sinh viên, giảng viên của trường Đại học Quốc gia Hà Nội khi học tập và làm việc tại đây. Tại Hòa Lạc, ngoài tổ hợp giảng đường HT1, HT2 đang vận hành, phục vụ người học từ năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hoàn thiện tổ hợp giảng đường - ký túc xá tại QG-HN04 đáp ứng nhu cầu học tập và lưu trú cho hàng nghìn sinh viên. Đồng thời, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng bộ các hạng mục liên quan như giảng đường, khu nội trú, khu nghiên cứu, giáo dục thể chất, dịch vụ tiện ích, y tế, các khu hoạt động trải nghiệm…
Theo quy hoạch, cơ sở Hòa Lạc gồm 21 dự án với diện tích hơn 1.113 ha, đáp ứng quy mô 60.000 sinh viên. Nơi đây được xây dựng theo mô hình "5 trong 1", gồm các trung tâm đào tạo tài năng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, đô thị đại học thông minh, thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu.
Thầy giáo Lê Xuân Hải - Khoa Kĩ thuật và Công nghệ - Trường đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Các khu vực tiện ích ở đây có rất nhiều. Như không gian cây xanh, bên cạnh đó còn tích hợp rất nhiều tổ hợp như trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm chuyển giao tri thức và là nơi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài theo định hướng của đại học Quốc gia. Việc đi lại rất thuận tiện vì có rất nhiều tuyến xe buýt kết nối với khu đô thị này như tuyến 107, tuyến 74 và vừa rồi còn bổ sung tuyến xe buýt nhanh nữa. Ngoài ra các trường thành viên trong Đại học Quốc gia cũng tổ chức đưa đón giảng viên, sinh viên nên việc di chuyển giữa khu vực nội thành và khu đô thị đại học Quốc gia kết nối rất là thuận tiện".
Triệu Vi, sinh viên năm 2 - Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Lúc đến đây thì mình còn cảm thấy hơi bỡ ngỡ lúc ban đầu, nhưng sau một thời gian tiếp xúc và học tập lâu ở đây thì mình cảm thấy môi trường ở đây khá là tốt và thích hợp đối với các ngành liên quan đến công nghệ như ngành của mình. Mình hiện đang sống tại KTX của trường, mình thấy KTX khá là sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi".
Sinh viên Nguyễn Minh Hiếu - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: “So với năm đầu tiên thì mình đã làm quen được môi trường sống ở đây, tuy có một số bất lợi về mặt di chuyển vì nơi này hơi xa so với nhà mình, nhưng khi đã quen rồi thì sống ở đây rất là thoải mái, hơn nữa là tiện ích về mặt giải trí cho sinh viên sau giờ học căng thẳng đã được mở ra nhiều hơn".
Sinh viên Lê Đăng Minh Phong - Trường đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: “Ở trên này có khá nhiều tiện ích cho sinh viên, những bạn muốn sống ở đây thì có thể đăng ký KTX hoặc đăng ký ở trọ ngoài. Mình cũng ở đây được 1 năm rồi, và mình thấy mọi thứ đều đủ dùng cho tất cả sinh viên khi mà lên đây. Ngoài những giờ học căng thẳng, các bạn có thể đi dạo quanh khuôn viên trường hoặc quanh khhu vực Hòa Lạc. Mình thấy có khá nhiều điểm đi chơi cho các bạn vào dịp cuối tuần".
Để đảm bảo các điều kiện học tập, sinh hoạt, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã hoàn thiện thêm một khu ký túc xá, nâng tổng số chỗ ở lên 6.000. Ngoài hai tuyến xe bus 74 và 107, từ đầu tháng 6, thành phố có thêm tuyến số 71 kết nối trường với khu vực nội thành (Cầu Giấy, Mỹ Đình, Kim Mã).
Dự kiến đến năm 2025, cơ sở vật chất của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc sẽ hoàn thành giai đoạn 1, đưa vào khai thác phục vụ đào tạo, nghiên cứu, quy mô cho 15.000 sinh viên.
Nhịp sống cư dân trẻ trong khu đô thị trẻ
Tham gia vào các hoạt động thể thao, gặp gỡ bạn bè hay trò chuyện tại các quán cà phê là hoạt động thường nhật sau khoảng thời gian lên giảng đường của các bạn sinh viên tại khu đô thị Hòa Lạc. Cuộc sống về đêm của các bạn sinh viên cũng khá nhộn nhịp.
Sinh viên Hoàng Minh Ngọc - Trường đại học FPT, cho biết: “Trước đây thì các tiện ích còn khá thô sơ, nhưng mà bây giờ thì mọi thứ có nhiều hơn rồi. Em thấy nhộn nhịp hơn, sầm uất hơn, nhiều chỗ để cho các bạn sinh viên có thể giải trí hơn sau những giờ học căng thẳng”.
Sinh viên Hoàng Đức Vinh - Trường đại học FPT, nhận xét: “Ở đây cũng nhiều chỗ chơi, đang bắt đầu đô thị hóa lên và cũng có nhiều quán cafe, khu vui chơi".
Sinh viên Phan Ngọc Đạt - Trường đại học FPT, kể: “Thường vào buổi tối em sẽ đi ra ngoài ăn, hoặc chơi thể thao. Ngoài ra trường em cũng hay tổ chức các hoạt động buổi tối cho học sinh, sinh viên”.
Để phục vụ các nhu cầu của những cư dân trẻ, những hoạt động vui chơi giải trí, tiện ích đã bắt đầu được hình thành. Mặc dù mới chỉ là giai đoạn đầu tiên thu hút cư dân nhưng các bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học tại đây đã cảm nhận được những tiện ích ở môi trường mới. Theo Hoàng Đức Vinh: “Nếu ở nội thành thì em sẽ phải bắt 1 chuyến xe buýt và mất khoảng 30 phút hoặc gần 1 tiếng để đến chỗ em cần nhưng ở đây thì rất nhanh. Em hi vọng nơi đây sẽ tiếp tục mở rộng, có thêm nhiều hơn và nếu được em mong muốn được sống tại đây".
“Nếu trong tương lai Hòa Lạc được cải thiện thêm nhiều tiện ích, có nhiều hàng quán hơn, nhiều khu vui chơi giải trí hơn, chắc chắn em sẽ muốn sống tại đây", sinh viên Hoàng Minh Ngọc nói.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0