Bệnh nhân chạy thận ở Dải Gaza gặp nhiều khó khăn

Các bệnh nhân chạy thận ở Dải Gaza phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về thiết bị lọc máu và vật tư y tế.

Xung đột tại Dải Gaza của Palestine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến cơ sở vật chất tại các bệnh viện vốn đã bị tàn phá càng trở nên thiếu thốn hơn.

Trước khi xung đột xảy ra, Trung tâm lọc thận của Bệnh viện Nasser, thành phố Khan Younis, có 35 máy lọc thận. Hiện chỉ còn 23 máy có thể hoạt động được để điều trị cho hơn 250 bệnh nhân. Nhiều người bệnh đã không thể lọc máu mỗi tuần theo chỉ định, trong khi nhiều người khác gặp khó khăn do thiếu phương tiện đi lại và sức khỏe suy kiệt.

Chị Asmaa Labad, bệnh nhân chạy thận tại Gaza, cho biết: "Hiện tại tôi chỉ có thể chạy thận 2 lần một tuần, mỗi lần 3 giờ và như vậy là không đủ. Tôi cần phải chạy thận 3 lần một tuần và mỗi lần phải 4 giờ. Không chạy thận đủ khiến tôi ngày càng mệt, giờ tôi không thể tự đi bộ".

Còn ông Tawfiq Abu Hatab cho biết: "Chúng tôi vất vả lắm mới tới được bệnh viện. Đến rồi thì lại phải chờ. Thuốc men gì cũng thiếu. Không có huyết thanh, không có bông băng và thuốc khử trùng".

Bệnh nhân chạy thận ở Dải Gaza gặp nhiều khó khăn
Xung đột tại Dải Gaza của Palestine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến cơ sở vật chất tại các bệnh viện vốn đã bị tàn phá càng trở nên thiếu thốn hơn.

Việc đóng cửa biên giới Rafah giữa Ai Cập và Dải Gaza cũng ảnh hưởng đến cơ hội chuyển bệnh nhân ra nước ngoài để điều trị và ghép tạng.

Bác sĩ Hani Barbakh, Giám sát Trung tâm lọc thận Hind al-Daghma, Bệnh viện Nasser: "Chúng tôi đang thiếu trầm trọng tất cả các vật tư y tế vì đây là những vật tư chuyên khoa. Các bệnh nhân gần như mắc kẹt ở đây và chúng tôi cố gắng hết sức có thể để kéo dài sự sống cho họ. Tuy thế, vẫn có một vài ca bệnh chạy thận tử vong vì không đáp ứng đủ phác đồ điều trị".

Liên hợp quốc đang kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ở Dải Gaza để xử lý các vấn đề y tế và dịch bệnh phát sinh, hỗ trợ cho những bệnh nhân nặng để họ có điều kiện điều trị tốt hơn hoặc chuyển tới nơi khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi ong của Tunisia. Nhiệt độ tăng cao và hạn hán kéo dài đang đe dọa quần thể ong và sản lượng mật ong của nước này.

Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.

Hãng công nghệ SpaceX (Mỹ) vừa phóng thành công tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Không gian Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ). Tên lửa mang theo sứ mệnh Galileo L13 của Ủy ban châu Âu lên không gian.

Ngày 18/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hàn - Trung, Kim Tae-nyeon tại thủ đô Bắc Kinh.

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.

Chính quyền Nigeria đã cảnh báo về khả năng xảy ra lũ lụt ở 11 tiểu bang sau khi nước láng giềng Cameroon cho biết sẽ bắt đầu xả lũ theo quy định từ đập Lagdo.