Bệnh tim mạch gây tử vong cao

Theo thống kê, hằng năm, hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, gấp đôi bệnh ung thư.

Một trong những nguyên nhân khiến những căn bệnh liên quan tim mạch trở thành "gánh nặng y tế" là người dân chưa chủ động phòng chống. Điển hình, nhiều người chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, không ý thức trong điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng chưa được chú ý.

Khi số người cao tuổi tăng, các bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh lý xơ vữa cũng tăng theo, là thách thức cho ngành tim mạch.

Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ được hầu hết kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước. Trước đây, nhiều bệnh nhân phải ra nước ngoài chữa bệnh, nay người dân đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến ngay tại chỗ. Nhưng, việc mỗi người tự giác phòng chống các bệnh về tim mạch vẫn là cần thiết và quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 6/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai giám sát đậu mùa khỉ bằng cách tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện, tăng 31 ca so với tuần trước đó.

Để phòng dịch sởi, không để căn bênh này lan rộng tại Hà Nội, ngành y tế Hà Nội đã khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ vắc xin sởi.